- Đại cương
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm trong họng bị sưng dẫn đến hiện tượng khản tiếng và mất giọng. Khi mắc bệnh, âm thanh hình thành từ không khí đi qua dây thanh quản bị biến dạng khiến cho giọng nói trở nên khàn, thậm chí là khó nghe.
Đặc biệt, khi bệnh viêm thanh quản mãn tính sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các khối u nhất là ở nam giới.2. Nguyên nhân
– Thay đổi thời tiết
– Viêm thanh quản do nhiễm virus: Họng được coi là cửa ngõ của đường ăn và đường thở nên rất dễ bị virus tấn công. Vì vậy, bệnh viêm đường hô hấp có thể tạo thành dịch trong mùa hè, trong đó virus chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản cấp tính, nhất là các virus cúm A và B.
– Viêm thanh quản do vi khuẩn:
– Viêm thanh quản do nấm
– Hội chứng trào ngược dạ dày gây viêm thanh quản: Acid trong dạ dày trào ngược làm xuất hiện tình trạng viêm thanh quản do niêm mạc bị kích thích gây phù nề, ngứa rát dẫn đến viêm nhiễm.
– Hít phải hơi độc: Khói thuốc lá, chlore, amoniac, acid… được coi là thủ phạm hàng đầu gây bệnh viêm thanh quản.
– Yếu tố dị ứng: Một số loại phấn hoa (hoa sữa, hoa mộc, hoa sói, hoan xoan…), đồ ăn cay nóng,… cũng khiến niêm mạc bị kích thích dẫn đến viêm thanh quản.
– Yếu tố thuận lợi gây bệnh: Những người có thể trạng cơ thể yếu thường dễ mắc viêm thanh quản mãn tính và cấp tính hơn người khỏe mạnh.
- Triệu chứng
– Khó nói, mất giọng: Khi bị bệnh viêm thanh quản, dây thanh âm khép không kín khi nói chuyện khiến lượng không khí từ phổi đi ra mất gấp 3 lần bình thường, gây nên tình trạng khó nói thậm chí là mất giọng.
– Khô, ngứa và đau rát cổ họng: Dây thanh quản bị kích ứng do viêm gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Mắc viêm thanh quản cấp tính hay mãn tính người bệnh đều xuất hiện triệu chứng khô, đau rát họng đặc biệt vào buổi sáng.
– Ho: Bệnh nhân thường gặp triệu chứng viêm thanh quản như ho khan, ho khù khụ gây bỏng rát trong cổ họng, có thể kèm theo đờm.
– Sốt: Bệnh viêm thanh quản mãn tính, cấp tính đều có triệu chứng ban đầu khá giống với cảm sốt thông thường.
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
– Xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật sự khoa học:
+ Trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin và các loại khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
+Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà. Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với bệnh nhân viêm thanh quản.
+ Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.
+ Hạn chế tối đa các món rán, xào, món ăn nhiều dầu mỡ vì các thực phẩm này chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nguyên nhân gia tăng tình trạng viêm thanh quản.
Người bệnh viêm thanh quản nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả
Thức ăn được chế biến theo dạng mềm, lỏng giúp việc ăn uống của người mắc viêm thanh quản dễ dàng hơn.
Người bị viêm thanh quản nên tránh các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường vì chúng có thể làm giảm khả năng miễn dịch.
Không nên ăn các loại thực phẩm cứng để tránh đau rát cổ họng
+ Hạn chế ăn mặn, giảm đường tiêu thụ vào.
+ Hạn chế các thực phẩm dễ gây kích thích niêm mạc gây ho như: ớt, hạt tiêu, các loại hoa quả chua, chát như: táo chua, mận. Đặc biệt không nên uống rượu, đồ uống có ga, sử dụng các loại chất kích thích và hút thuốc lá khi bị viêm thanh quản.
4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động
Tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp tinh thần thoải mái và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nâng cao sức khỏe của cơ thể.
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện
-Thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ đúng giờ: Thực hiện chế độ dùng thuốc kháng sinh, giảm đau…ngày 2 lần sáng chiều đầy đủ đúng giờ. Sau khi dùng thuốc nếu có vấn đề bất thường như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngứa, nổi mề đay… thì phải báo ngay để được xử trí kịp thời.
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
– Hạn chế nói to, nói nhiều: Điều quan trọng nhất trong chữa viêm thanh quản mãn tính, cấp tính là kiêng nói để dây thanh có thể phục hồi sớm.
– Giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ vùng họng đặc biệt khi sống trong môi trường ô nhiễm.
– Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường độ ẩm trong cổ họng.
– Thường xuyên vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối để làm sạch cổ họng, hạn chế nguy cơ vi khuẩn tấn công cổ họng.
– Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm… Trong trường hợp cần thiết thì phải có khẩu trang, các dụng cụ bảo vệ.
– Khi có các dấu hiệu bất thường như đau họng, nuốt đau, khàn tiếng….. cần đến cơ sở y tế để được các bác sỹ khám và tư vấn kịp thời.