Phòng Điều dưỡng

“CHĂM SÓC TẬN TÂM – YÊU THƯƠNG TỎA SÁNG”

* Địa chỉ: Tầng 2 tòa nhà A

Phòng Điều dưỡng – Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung tiền thân sinh hoạt cùng phòng Kế hoạch tổng hợp, đến năm 2011 phòng được tách ra hoạt động riêng biệt và chịu trách nhiệm quản lý Tổ công tác xã hội – Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung (CTXH – BVĐK) từ tháng 6 năm 2018. Ngay từ những ngày đầu hoạt động phòng đã thể hiện rõ vai trò tiên phong định hướng điều hành cho đội ngũ Điều dưỡng viên đồng thời có nhiều đóng góp lớn trong trong cuộc cách mạng đổi mới bệnh viện, tất cả hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC

  1. Trưởng phòng: ĐD CKI Mai Thị Hồng. SĐT: 0914.249.988
  2. Phó phòng: CNĐD Mai Thị Huyền. SĐT: 0944.242.012
  3. Nhân lực: 06 viên chức (ĐD CKI: 01, CNĐD: 02, cao đẳng điều dưỡng: 03)

* Nhân lực Điều dưỡng – Nữ hộ sinh – Kỹ thuật viên trong bệnh viện:

Trình độ chuyên môn Điều dưỡng Kỹ thuật viên Nữ hộ sinh
CKI 1    
Đại học 26 3 2
Cao đẳng 96 22 8
Trung học 26   2
Tổng 149 25 12

 

(Hình ảnh tập thể cán bộ viên chức phòng Điều dưỡng)

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

  1. Phòng Điều dưỡng

Phòng Điều dưỡng hoạt động độc lập, chủ động thực hiện theo quy chế bệnh viện và theo Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011.

– Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện để trình Giám đốc phê duyệt;

– Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định;

– Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt;

– Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên hộ sinh viên kỹ thuật viên hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn;

– Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng bảo quản theo quy định;

– Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên hộ sinh viên kỹ thuật viên hộ lý và y công;

– Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;

– Thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng;

– Tham gia công tác nghiên cứu khoa học;

– Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;

– Quản lý nhân lực, thuốc, vật tư trang thiết bị tại bộ phận trực cấp cứu ban đầu;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

  1. Tổ công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung

Tổ hoạt động trong phòng Điều Dưỡng dưới sự điều hành của Trưởng phòng Điều dưỡng và Tổ trưởng thực hiện những nhiệm vụ của phòng và theo Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ Công tác xã hội trong bệnh viện.

a) Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), bao gồm:

– Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh;

– Tổ chức hỏi thăm người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý xã hội và tổ chức thực hiện;

– Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tại nạn, thảm họa nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;

– Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám chữa bệnh;

– Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh chữa bệnh hoặc xuất viện, hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);

– Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện.

b) Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

– Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

– Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

– Xây dựng nội dung tài liệu để giới thiệu quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo;

– Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

– Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;

– Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.

c) Vận động tiếp nhận tài trợ

Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

d) Hỗ trợ nhân viên y tế:

– Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;

– Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị;

e) Đào tạo, bổi dưỡng:

– Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;

– Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội;

f) Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện.

g) Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có)

III. THÀNH TÍCH NỔI BẬT

– Nghiên cứu khoa học:

Đề tài “Khảo sát sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung năm 2018”

Đề tài “Khảo sát kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ theo thông tư 51/2017/TT-BYT của điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh viên tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung năm 2020”

Đề tài “Nghiên cứu kiến thức và kỹ năng của bà mẹ cho trẻ bú sớm tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung năm 2019”

– Khen thưởng:

Năm 2016: Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc;

Năm 2018, 2019: Giấy khen có nhiều thành tích trong công tác y tế.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

– Xây dựng hình ảnh người Điều dưỡng chuyên nghiệp cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp;

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhân lực và chăm sóc người bệnh;

– Phát huy chức năng độc lập và chức năng phối hợp của Điều dưỡng, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;

– Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe và công tác xã hội;

– Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được của Tổ công tác xã hội – Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung, đẩy mạnh truyền thông qua trang mạng xã hội (facebook, zalo, trang website…);

– Tăng cường vận động, truyền thông về hoạt động công tác xã hội đến với cán bộ viên chức người lao động trong toàn bệnh viện./.