Chuyên mục hỏi đáp
Hỏi: Chào bác sĩ ạ, gần đây em có đọc được một thông tin vầ việc không nên truyền máu nếu có quan hệ huyết thống như bố mẹ, con cái. Đoạn đó như thế này ạ: "Huyết thống trực hệ không thể truyền máu cho nhau. Bởi vì HLA (kháng nguyên bạch cầu) của tế bào tạo máu của người cho và người nhận tương tự nhau, nên hệ miễn dịch của người nhận máu sẽ coi các tế bào lympho của người cho máu là “bạn”. Do đó, tế bào lympho của người cho máu sẽ nguyên phân nhân lên nhiều lần trong cơ thể người nhận máu, dần dần “tú hú chiếm tổ” tấn công lại máu chủ, điều này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và hệ thống tạo máu, dẫn đến bệnh ghép chống chủ (GVHD) với tỷ lệ tử vong cao." Cho em hỏi thông tin này là đúng hay sai ạ, bác sĩ có thể giải thích rõ ràng hơn giúp em được không? Em xin cảm ơn.
Trân trọng!
Hỏi: Cháu năm nay 18 tuổi da rất nhiều dầu và bị mụn trứng cá từ năm lớp 8. Đến năm lớp 11 cháu đi khám da liễu, thì sau khoảng 3 tháng điều trị da cháu ít dầu hơn và dường như không còn mụn. Nhưng sau 6 tháng da cháu bắt đầu lên mụn trở lại gồm mụn ở trán, má, 2 bên quai hàm và cằm, hầu như là mụn cám và mụn đầu trắng. Cháu không biết có nên đi khám lại không vì lo ngại thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản cộng thêm việc khám sau một thời gian lên lại mụn thì rất tốn kém. Mong các bác sĩ cho cháu lời khuyên về vấn đề chăm sóc da dầu mụn và làm thế nào để da hết mụn không tái phát ạ. Cháu cảm ơn các bác sĩ ạ.
Trứng cá bắt nguồn từ bốn yếu tố chính:
- Tăng sản tuyến bã nhờn
- Sừng hóa nang lông bất thường
- Vi khuẩn C. acne
- Viêm tại chỗ
Hầu hết thiếu niên (80%) bị mụn trứng cá, một số trường hợp có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bạn điều trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa da liễu nhưng không rõ dùng thuốc gì. Nhưng về nguyên tắc khi điều trị thì bệnh sẽ ổn định, ngừng điều trị thì khả năng bệnh sẽ tái phát vì ngoài các yếu tố kể trên, bệnh còn liên quan đến nhiều yếu tố như yếu tố nội tiết, cơ địa, nghề nghiệp, do thói quen chà xát và nặn mụn…
Bạn vẫn nên đi khám lại để bác sĩ chuyên khoa tư vấn về thuốc và chăm sóc da mụn. Bạn vẫn có thể điều trị nhiều phương pháp mà không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Chăm sóc da mụn một cách khoa học sẽ làm giảm dầu, giảm nhân mụn và có làn da đẹp.
Hỏi: Chào bác sĩ em năm nay 27t đã có 1 bé gái. Sau 2 lần sảy thai thì em đi xét nghiệm máu bác sĩ nói là em bị hội chứng tăng đông hay còn gọi là gen đông máu tên y học là thrombophilia .bác sĩ nói nếu em muốn có con thì sau khi que thử 2 vạch báo nay để bác sĩ tiêm thuốc chống đông máu cho em. Em muốn hỏi là bệnh thrombophilia có nghiêm trọng lắm không ạ? Có ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống đời thường của người bệnh không ạ ? Nếu có thai tiêm thuốc chống đông máu có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhiều không? Tiêm thuốc đó thì con em sinh ra có bình thường về hành vì và sức khỏe không ạ. Em cảm ơn và mong giải đáp từ bác sĩ ạ..
- Thrombolia là tên khoa học nói về tình trạng máu có xu hướng vón cục nên có người gọi là bệnh tăng đông máu. Nguyên nhân là do đột biết gây ra. Trong giai đoạn mang thai, để tránh tình trạng sẩy thai, sinh non, tiền sản giật....thì bác sỹ thường kê thuốc chống đông cho bạn. Thuốc chống đông này cần chú ý phải dừng ngay khi có dấu hiệu ra máu bất thường hoặc nên dừng trước tuần thai 36 để tránh tình trạng cháy máu khó cầm (việc này bạn nên theo hướng dẫn của bác sỹ sản khoa).
- Bệnh có ảnh hưởng đến đến con bạn hay không thì phụ thuốc vào gen đột biến của bạn có truyền sang cho con bạn không. Nếu có thì con bạn cũng có thể bị tắc mạch do cục máu đông.
- Cách phát hiện con bạn có mang gen hay không: bạn nên làm sàng lọc chuyên sâu trước sinh hoặc nếu cháu đã ra đời thì kiểm tra nhiễm sắc thế cho cháu.
Chúc may mắn!