Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực & Chống độc

Cấp cứu I: “CẤP CỨU HẾT MÌNH – NIỀM VUI TRỌN VẸN”

Cấp cứu II: “KHẨN TRƯƠNG – TÌNH THƯƠNG – TRÁCH NHIỆM”

Đơn nguyên thận nhân tạo: “CÓ NIỀM TIN LÀ CÓ TẤT CẢ”

* Địa chỉ:   Cấp cứu I: Tầng 1 tòa nhà C

                    Cấp cứu II: Tầng 1 tòa nhà F

                    Thận nhân tạo: Tầng 3 tòa nhà C

Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc (CC-HSTC&CĐ) – Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung tiền thân là khoa Cấp cứu nhi đến năm 2006 được tách ra hoạt động riêng cho đến nay. Khoa được cấu thành từ 2 bộ phận: khoa Cấp cứu hồi sức và đơn nguyên Thận nhân tạo. Đây là khoa lâm sàng chủ chốt được xem như bộ phận không thể thiếu trong bệnh viện với công suất 24/24 kể cả ngày lễ và Tết đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong nghề sẵn sàng điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh nặng chức năng sống bị đe dọa.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC

  1. Trưởng khoa: Bác sỹ CKI Nguyễn Thị Hà. SĐT: 0909.100.023
  2. Phó trưởng khoa: Bác sỹ Trần Văn Thành. SĐT: 0916.845.161
  3. Điều dưỡng Trưởng: CNĐD Trương Thị Huệ. SĐT: 0982.449.982
  4. Bác sỹ: 06 người
  5. Điều dưỡng: 19 người

(Hình ảnh tập thể cán bộ viên chức khoa CC – HSTC&CĐ)

II. CƠ SỞ VẬT CHẤT

– Khoa CC – HSTC&CĐ hoạt động với 30 giường bệnh ICU đa năng:

Cấp cứu I: 15 giường bệnh chia thành 03 phòng bệnh có trang bị hệ thống camera theo dõi sát tình trạng người bệnh trong từng phòng bệnh.

Cấp cứu II: 15 giường bệnh chia thành 02 phòng bệnh.

Đơn nguyên thận nhân tạo: 09 giường bệnh chia thành 02 phòng bệnh.

– Trang bị đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại: Máy hút dịch điện, mornitoring 5 thông số, hệ thống mornitoring trung tâm, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, máy thở VELA, máy thở dùng cho người lớn, máy trợ thở Acoma, máy điện tim 6 kênh, máy khử rung tim, hệ thống lọc nước RO, máy hút ẩm, máy tạo oxy, đèn đọc phim, máy lọc máu…

– 100% các phòng đã được lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống chuông gọi nhân viên y tế 24/24, hệ thống oxy nén gắn tường, phục vụ cây cấp nước nóng – lạnh tại khu vực hành lang của khoa, cấp và đổi trả quần áo túi đựng thuốc ngay tại giường bệnh.

III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Khoa CC-HSTC&CĐ là khoa lâm sàng có nhiệm vụ:

– Tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc toàn diện nguời bệnh cấp cứu nặng cần được hỗ trợ bằng các thiết bị kỹ thuật y tế;

– Bố trí nhân lực, giường bệnh trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cấp cứu vào khoa bất cứ thời gian nào;

– Tổ chức hội chẩn tại viện, liên viện, ngoại viện đồng thời sẵn sàng chi viện cấp cứu khi có tai nạn, ngộ độc, thảm họa, dịch bệnh hàng loạt;

– Thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật trong cấp cứu, thăm dò chẩn đoán điều trị và chăm sóc toàn diện người bệnh nặng;

– Tham gia đào tạo nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, ứng dụng các kỹ thuật mới vào điều trị;

– Thực hiện việc ghi chép, lưu giữ sổ sách hồ sơ người bệnh và thống kê báo cáo theo quy định;

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.

Các hoạt động:

* Hoạt động điều trị:

– Tiếp nhận, điều trị, chăm sóc cho người bệnh có chỉ định chạy thận nhân tạo với số lượng người bệnh khoảng 40 người bệnh/9 máy lọc máu;

– Thực hiện tốt quy tắc giao tiếp ứng xử do Bộ Y tế ban hành;

– Tổ chức chia ca kíp làm việc đảm bảo phục vụ người bệnh 24/24 không để xảy ra sai sót trong chuyên môn.

– Kết hợp với khoa Dinh dưỡng tiết chế tổ chức cấp “suất ăn bệnh lý” phù hợp với từng chế độ của từng người bệnh hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chăm sóc, điều trị và hồi phục.

– Trung bình mỗi năm khoa CC-HSTC&CĐ tiếp nhận cấp cứu, chống độc và điều trị tích cực khoảng 3.000 lượt bệnh nhân. Hiện tại, trung bình mỗi ngày có từ 25-35 bệnh nhân điều trị nội trú.

* Thời gian làm việc:

Mùa hè:                                                       Mùa đông:

– Sáng:        6h30 – 11h00.                         – Sáng:       07h00 – 11h30.

–  Chiều:      13h30 – 17h00.                        –  Chiều:     13h30 – 17h00.

* Thời gian thăm bệnh nhân:

– Sáng:        05h00 – 07h00

– Trưa:        12h00 – 13h00

– Chiều:       17h00 – 21h00

IV. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT

– Triển khai nhiều thủ thuật cấp cứu có hiệu quả:

+ Cấp cứu suy hô hấp – suy tuần hoàn.

+ Cấp cứu ngừng tuần hoàn.

+ Cấp cứu đột quỵ tim, não.

+ Cấp cứu bệnh nhân sock, bỏng, chấn thương nặng…

+ Can thiệp mở khí quản, đặt nội khí quản thành thạo.

+ Can thiệp thở máy.

+ Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm

+ Điều trị chống độc nhiều loại

– Thực hiện tốt chăm sóc người bệnh toàn diện, các quy chế chuyên môn, quy chế hồ sơ người bệnh, quy chế khám bệnh kê đơn, quy chế hội chẩn, chống nhiễm khuẩn,…;

– Phối hợp tốt với Tổ công tác xã hội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn;

– Nghiên cứu khoa học: 02 đề tài/ năm.

– Khen thưởng: Nhận giấy khen của BVĐK huyện Hà Trung và Sở Y tế trao tặng.

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

– Tiếp tục duy trì và phát triển những kết quả đã đạt được;

– Không ngừng đào tạo nguồn nhân lực thông qua các lớp học dài hạn và tập huấn ngắn hạn chuyên sâu cấp cứu hồi sức;

– Tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm triển khai đến mức tối đa có thể các danh mục kỹ thuật chuyên ngành hồi sức cấp cứu chống độc (theo thông tư 43/BYT);

– Tiếp tục hỗ trợ trạm y tế xã phát triển chuyên môn, kỹ thuật./.