- Đại cương
– VKDT được coi là bệnh tự miễn. Đó là quá trình viêm thoái hoá tiến triển mạn tính ở nhiều khớp mà vị trí tổn thương đặc trưng là bao hoạt dịch của khớp. Hậu quả dẫn đến đau và mất vận động khớp.
– Đây là một bệnh không gây chết người, nhưng gây tàn phế mất khả năng lao động.
– Hay gặp ở nữ > 35 tuổi.
- Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng VKDT là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:
– Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
– Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
– Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
– Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.
Nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp do nội thương: (môi trường ẩm thấp, ăn uống thiếu chất, làm việc mệt mỏi,…)
- Triệu chứng
* Triệu chứng tại khớp:
– Vị trí tổn thương: Hay gặp ở khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp bàn chân, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu, khớp vai, khớp háng.
– Đặc điểm tại khớp:
+ Chủ yếu sưng đau, ít nóng đỏ.
+ Đau có tính chất đối xứng.
+ Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.
+ Đau tăng về đêm.
+ Các khớp tổn thương lâu ngày dẫn đến teo cơ cứng khớp, biến dạng khớp, lệch trục. Hay gặp ở khớp bàn tay, khớp bàn chân (ngón tay hình thoi do các ngón gần sưng to phì đại, bàn tay lệch trục).
* Triệu chứng ngoài khớp:
– Bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, giảm cân, da xanh nhẹ.
– Có thể tìm thấy hạt dưới da (gọi là hạt thấp) ở 25% số bệnh nhân VKDT.Hạt dưới da xuất hiện ở gần khớp tổn thương.
– Làm giảm hoặc mất đau và hết khó chịu cho bệnh nhân.
– Tăng khả năng vận động.
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
– Hướng dẫn cho bệnh nhân biết cách lựa chọn thức ăn để cung cấp nhiều năng lượng như chọn thực phẩm nhiều protein, rau quả tươi, các vitamin, sắt để giúp phục hồi tổ chức.
– Khuyên bệnh nhân ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như thịt nạc, trứng, sữa…
– Đối với bệnh nhân quá béo, cần hướng dẫn ăn giảm năng lượng, giảm mỡ để giảm cân thừa nhằm giảm gánh nặng cho khớp, tránh làm tổn thương thêm cho khớp.
4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động
Hướng dẫn bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế cơ năng nếu trong giai đoạn cấp. Vận động sớm khi khớp đã giảm đau nhiều, phải luyện tập vận động, xoa bóp sớm và thường xuyên để làm tăng sức mạnh của cơ, tránh teo cơ, cứng khớp. Hướng dẫn bệnh nhân cách tự phục vụ mình nếu có hiện tượng biến dạng khớp, bằng cách hàng ngày các đồ dùng của bệnh nhân phải được sắp xếp ở vị trí thích hợp và tiện sử dụng khi cần thiết.
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện
Để điều trị thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh
Uống thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
– Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều canxi, uống nhiều nước để hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái từ đó phòng bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển.
– Thường xuyên vận động: Việc vận động thường xuyên với những môn thể thao hợp lý không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn đem lại những lợi ích tuyệt với cho hệ cơ, xương khớp giúp phòng và hỗ trợ điều trị viêm khớp tối đa.
– Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý sẽ giúp bạn giảm đi trọng lượng chép ép lên các khớp xương từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
– Căng duỗi: cũng là một trong những cách phòng bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì khi các cơ, khớp được căng duỗi sẽ sẽ giúp cho cơ bắp được tăng cường đồng thời củng cố lực cơ các khớp.
– Hạn chế mang vác nặng, làm việc sai tư thế: Những người làm việc văn phòng, thợ may, người thường xuyên làm các công việc lao động nặng nên chú ý không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi, vận động sau 1-2h làm việc để giúp hệ xương khớp được thư giãn và tránh tình trạng co cứng cơ, làm giảm thiểu khả năng mắc bệnh viêm khớp.
– Giữ tâm lý ổn định, hạn chế căng thẳng, stress để không ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormon từ đó phòng bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
– Tái khám khi có các dấu hiệu bất thường như: sưng, đau nhiều vùng khớp tổn thương…