SUY TIM

0
644
  1. Đại cương

Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó chức năng co bóp tống máu của cơ tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt oxy và dinh dưỡng trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

  1. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân của suy tim trái

+ Tăng huyết áp động mạch

+ Một số rối loạn nhịp tim: hẹp, hở van động mạch chủ, hở van 2 lá

+ Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp eo động mạch chủ.

2.2. Nguyên nhân của suy tim phải

+ Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực.

+ Bệnh phổi mạn tính

+ Một số bệnh tim mạch như: hẹp van 2 lá, tim bẩm sinh

  1. Triệu chứng

Khó thở: ngày một tăng, từ khó thở gắng sức tới khó thở thường xuyên

– Ho: có thể ho khan, có khi ho ra máu

– Đau tức hạ sườn phải do gan to ứ huyết

– Mệt: do giảm cung lượng tim làm giảm tưới máu tổ chức

– Cận lâm sàng

+ Điện tim đồ: Dày nhĩ trái, dày thất trái, dày nhĩ phải, dày thất phải

+ Siêu âm tim: kích thước các buồng tim giãn to.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

– Thuyết phục người bệnh duy trì chế độ ăn hạn chế muối suốt đời (2-3gam Nacl/ ngày), tránh các thức ăn như: dưa, cà, hành muối, đồ ăn chế biến sẵn có nhiều muối (patê, xúc xích…) nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, chọn thức ăn dễ hấp thu, tránh ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ không hòa tan như măng, rau nhút, mướp…và các loại hoa quả có chứa nhiều Tanin như ổi, hồng…gây khó tiêu có thể làm táo bón.

– Kiểm soát lượng chất lỏng tiêu thụ hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nên hạn chế lượng chất lỏng nạp vào cơ thể khi phát hiện có các triệu chứng như khó thở, sưng mắt cá chân, chân, bụng…

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Nên giới hạn tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày và thường xuyên luyện tập thể dục để đạt được hoặc duy trì cân nặng lý tưởng của cá nhân.

– Hạn chế uống các loại chất kích thích như rượu, bia… vì chúng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim, khiến tình trạng suy tim trở nên trầm trọng hơn. Không những thế, các chất kích thích cũng có thể gây ảnh hưởng đến các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.

4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động

Khuyên bệnh nhân không nên hoạt động gắng sức như leo cầu thang, bê vác… nếu là phụ nữ thì không nên sinh đẻ khi đã suy tim, hướng dẫn bệnh nhân tránh hoặc hạn chế đến mức tối đa các sang chấn.

Bệnh nhân có thể tự xoa bóp vận động nhẹ nhàng tùy theo sức khỏe của mỗi người bệnh như: đi bộ 20 – 30p/ ngày…

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị là vấn đề cốt lõi của thành công. Để điều trị thành công tăng huyết áp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh

– Uống thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).

– Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

– Kiên trì điều trị.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

– Thuyết phục người bệnh điều trị suy tim suốt đời theo hướng dẫn của thầy thuốc, theo dõi bệnh định kỳ tại chuyên khoa tim mạch.

– Nên khám sức khỏe định kỳ, hướng dẫn người bệnh cần đến thầy thuốc khám ngay khi xuất hiện một trong các biểu hiện sau: khó thở nhiều, phù, tăng cân đột ngột, ho kéo dài, đau ngực, thay đổi nhiều tần số mạch.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here