MỠ MÁU LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM MỠ MÁU

0
917

Theo thông tin của PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nêu tại Hội thảo khoa học “Báo động thực trạng thừa cholesterol – Hệ lụy và giải pháp” ngày 25/8/2022 do Tổng hội Y học Việt Nam và Viện Y học ứng dụng Việt Nam (VIAM) tổ chức. Tại Việt Nam có gần 50% người trưởng thành sống ở các đô thị bị bệnh mỡ máu cao do chế độ dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh, ít vận động. Như vậy tình trạng bệnh mỡ máu cao ở nước ta đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và gây nên gây nên không ít hệ luỵ kéo theo như các căn bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Đặc biệt triệu chứng rối loạn mỡ máu lại không rõ rệt nên vấn đề xét nghiệm để kiểm soát là điều rất quan trọng và cần thiết trong mỗi lần khám bệnh định kỳ.

  1. Mỡ máu là gì ?

Mỡ máu hay còn gọi là Lipid máu là một thành phần trong máu góp phần vào tổng hợp một số chất quan trọng trong cơ thể, nó tham gia vào quy trình chuyển hóa và là nguồn cung cấp năng lượng của hoạt động hàng ngày.

Cholesterol, triglycerid là 2 thành phần cơ bản của mỡ máu. Trong đó cholesterol có 3 loại là cholesterol tốt, cholesterol xấu và cholesterol toàn phần.

Chức năng các thành phần này cũng khác nhau: Cholesterol tham gia vào cấu tạo màng tế bbào; Triglycerid cung cấp năng lượng cho cơ thể, nếu quá nhiều cũng góp phần tạo thành mảng xơ vữa ở thành mạch máu, HDL (mỡ tốt) làm nhiệm vụ vận chuyển phân tử cholesterol thừa từ các cơ quan về gan để thải ra ngoài, nếu giảm HDL nguy cơ xơ vữa thành mạch. LDL (còn gọi là mỡ xấu) làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol ngược lại từ gan đến các cơ quan, đến tế bào; nếu quá nhiều cholesterol làm tăng LDL, sẽ tạo ra các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu

Khi xét nghiệm mỡ máu cần quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu cho người bệnh, bao gồm:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL-cholesterol (LDL-c)
  • HDL-cholesterol (HDL-c
  • Triglycerid

2.1.  Xét nghiệm Triglycerid

Triglyceride là một dạng chất béo chiếm tới 95% chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây là một trong những thành phần chủ yếu của dầu thực vật và mỡ động vật. Vì vậy định lượng Triglyceride giúp đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hoa lipid máu.

  • <100mg/dL(1,7 mmol/L): Triglyceride bình thường.
  • 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L): Triglyceride ở mức ranh giới cao.
  • 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L): Triglyceride ở mức cao.
  • >500 mg/dL (6 mmol/L): Triglyceride ở mức rất cao.

2.2. Xét nghiệm Cholesterol toàn phần

Theo khuyến nghị của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, tất cả những người từ 20 tuổi trở lên đều nên thực hiện xét nghiệm Cholesterol toàn phần. Cụ thể như sau:

* Chỉ số Cholesterol toàn phần <200 mg/dL (5,1 mmol/L) cho biết tình trạng bình thường, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất thấp.

* Chỉ số Cholesterol toàn phần đạt khoảng 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) cho biết người bệnh đã hoặc đang có vấn đề về sức khỏe, cần chú trọng sinh hoạt điều độ và nên theo dõi sức khỏe định kỳ.

* Chỉ số Cholesterol toàn phần ≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L) cho biết lượng Cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh rất dễ có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

2.3. Xét nghiệm LDL-cholesterol (LDL-c)

Chỉ định dành cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường….

Mức bình thường là: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L).

Ngưỡng hại cho sức khỏe là: > 160 mg/dL (>4.1mmol/L).

– LDL-c càng cao, nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn.

– LDL-c tăng xảy ra trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì…

– LDL-c giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…

Khi nồng độ LDL xuất hiện nhiều trong máu, lắng đọng lại ở thành mạch của tim và não, lâu ngày sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này khiến mạch máu bị hẹp và tắc, thậm chí là vỡ đột ngột gây nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não rất nguy hiểm. Vì vậy, đây là chỉ số rất quan trọng cần được theo dõi sát sao. Chỉ số càng lớn đồng nghĩa với nguy cơ càng tăng, khi đạt đến mức tối đa sẽ rất nguy hiểm.

2.4.  Xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c)

Thường được chỉ định cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi,…

– Chỉ số bình thường: > 50 mg/dL  (>1.3mmol/lit).

Ngưỡng gây hại cho sức khỏe là: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit).

– HDL-c tăng: ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

– HDL-c giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực,…

Mỡ máu cao tạo thành các mảng xơ vữa động mạch, gây tắc mạc

  1. Những lưu ý cần thiết trước khi xét nghiệm mỡ máu

* Nhịn ăn

– Kết quả xét nghiệm mỡ máu chính xác khi người bệnh không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể trong vòng từ 10 – 12 giờ.

– Bệnh nhân không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc…

– Bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thức uống có ga, có cồn hoặc chất kích thích, … trước khi xét nghiệm 24 giờ.

* Uống đủ nước

Uống nước lọc đầy đủ rất cần thiết, giúp người bệnh tránh mệt mỏi, bụng đói do chưa thể ăn sáng. Ngoài ra uống đủ nước góp phần giúp người bệnh giảm căng thẳng vì ít khi đi khám bệnh hay sợ lấy máu

* Thời điểm lấy máu xét nghiệm

Nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy vào thời điểm lấy máu. Ví dụ, nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ và giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm. Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất vào buổi sáng.

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung thực hiện xét nghiệm định lượng Triglyceride và Cholesterol toàn phần trên máy hóa sinh tự động AU480.Với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên tận tâm, giàu kinh nghiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Huyện Hà Trung là địa chỉ uy tín thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan đến bệnh rối loạn Lipid máu một cách nhanh chóng và tiện lợi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here