HEN PHẾ QUẢN

0
462
  1. Đại cương

Bệnh hen phế quản là quá trình lưu thông khí ở phổi bị cản trở do phần phế quản bị co thắt lại gây cản trở lưu thông khí. Dẫn đến người bệnh thường sẽ xuất hiện những cơn ho liên tục vào ban đêm, nhất là khi thời tiết trở lạnh việc thở cũng bị cản trở, dẫn đến thở khò khè…nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của con người hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản, xẹp phổi, suy hô hấp…

– Người bệnh hen thường có biểu hiện khó thở, giữ dội, khó thở thì thở ra, kèm theo nghe tiếng khò khứ, các đầu ngón tay và môi se tím lại.

  1. Nguyên nhân

– Di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị hen phế quản thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao

– Tiếp xúc nhiều với môi trường không khí ô nhiễm; tiếp xúc với nhiều loại khói có hại cho sức khỏe như khói củi bếp, khói thuốc lá,…

– Bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm xoang, viêm tiểu phế quản,…

– Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.

– Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng lông chó, lông mèo,…

– Do tâm lý: lo âu, căng thẳng, chấn thương tâm lý tình cảm

  1. Triệu chứng

– Thở nhanh, thở khò khè: thở nhanh, hơi ngắn đặc biệt khi vận động nặng như leo dốc, leo cầu thang hay mang vác nặng thì thở dốc liên tục,thở khò khè xuất hiện về đêm

– Ho: ho có thể kéo dài, thường tăng tần xuất lên khi về buổi đêm sương xuống và buổi sáng sớm khi tiết trời xe lạnh, nếu vào mùa đông thời tiết hanh khô cũng sẽ ho nhiều lên.

– Khó thở: Người bệnh thở ngắn và thường xuyên khó thở, khi ngồi và  đứng cần dùng tay đỡ ngực xong kèm theo há miệng thở gấp.

– Nặng ngực: đây là triệu chứng xuất hiện kèm theo những triệu chứng trên, khi ho, hay khi thở ra thì cảm thấy ngực nặng nề như có vật gì đè lên.

  1. Giáo dục sức khỏe khi nằm viện

4.1. Chế độ dinh dưỡng

Ăn kiêng là một vấn đề rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh hen phế quản. Khi bị hen, trong ăn uống, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:

– Kiêng tuyệt đối những đồ ăn thức uống thường gây dị ứng, như  có người thường dị ứng với tôm, cua, hoặc một loại cá nào đó… thì nhất thiết không nên ăn những thứ này.

– Thận trọng khi ăn những thức ăn mới lạ, chưa từng ăn bao giờ, đặc biệt là các loại hải sản như con sam, sứa, bạch tuộc, kiến, ong, một số loại nấm…

– Tránh lạm dụng những đồ ăn thức uống có tính kích thích như rượu, cà phê, trà đặc,… tuyệt đối không hút thuốc lá.

– Không nên ăn mặn quá vì natri có trong muối ăn dễ gây co thắt cơ trơn của thành phế quản.

– Không nên ăn quá no vì dạ dày căng đầy sẽ đẩy cơ hoành chèn ép vào phổi gây khó thở, tạo điều kiện cho cơn hen dễ phát sinh.

– Tránh ăn hoặc hít phải những vật gì gây lên cơn hen, cần giữ sạch sẽ nhà ở đảm bảo môi trường sống trong lành.

4.2. Chế độ vận động

– Hoạt động thể dục, thể thao nhẹ nhàng, đều đặn.

– Tránh các hoạt động gắng sức trong mọi trường hợp .

– Hướng dẩn người bệnh tập thở có hiệu quả ; hít sâu vào sau đó thở ra nhẹ nhàng, mỗi ngày tập khoảng 10- 15p.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

– Để điều trị thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh

– Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).

– Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

– Kiên trì điều trị.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc: khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các yếu tố gây kích ứng đường thở khác như: mùi thơm, mùi hắc, phấn hoa, các loại bụi, hóa chất…

– Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh: không khí lạnh chính là tác nhân dễ dẫn tới đợt cấp của hen phế quản, vì vậy hãy hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, giữ ấm cho cơ thể trong trường hợp phải đi ra ngoài.

– Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng: người bệnh nên theo dõi và ghi chép vào ghi chú để xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng tránh. Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm: tôm, cua, nhộng tằm…

– Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp: cảm lạnh, cúm, nhiễm virut hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi… là tác nhân gây khởi phát cơn hen khá phổ biến. Bệnh nhân cần rửa tay thường xuyên, tránh những người nhiễm cúm, những nơi tập trung đông người, điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

– Tập thể dục rèn luyện nâng cao sức khỏe: trước khi tập thể dục bệnh nhân cần phải làm ấm cơ thể, xịt thuốc giãn phế quản trước khi tập, tránh không khí lạnh và khô, áp dụng bài tập thể dục phù hợp với khả năng. Trong lúc tập thể dục bệnh nhân lưu ý thở đường mũi và hoàn thành bài tập từ từ, tránh tập quá lâu và gắng sức có thể gây khởi phát cơn hen.

– Khi đi ra ngoài cần mang khẩu trang sẽ giúp tránh hít phải khói, bụi…

– Giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ

– Khi có các dấu hiệu: ho, khó thở nhiều, người mệt…cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Cách sử dụng thuốc dạng xịt cho người bệnh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here