CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ GÃY XƯƠNG (GÃY XƯƠNG HÀM)

0
3931
  1. Đại cương

Cấu tạo xương hàm mặt gồm xương hàm trên và xương hàm dưới:

Gãy xương hàm trên xảy ra khi có lực tác động trực tiếp vào tầng giữa mặt, gây chảy máu nhiều, liền xương nhanh, thường có liên quan đến chấn thương sọ não và các xương khác như xương chính mũi, gò má…

Xương hàm dưới: đường gãy thường đi qua huyệt ổ răng và lỗ cằm, di lệch xương theo chiều co kéo của các cơ, khả năng liền chậm hơn so với xương hàm trên.

  1. Nguyên nhân

– Tai nạn giao thông chiếm tới 60-70% các trường hợp gãy xương hàm mặt

– Tai nạn lao động

– Chấn thương do luyện tập

– Các tai nạn sinh hoạt

  1. Triệu chứng

3.1. Gãy xương hàm dưới

Đau, sưng sau chấn thương, đau tăng khi vận động hàm dưới và khi nhai

Hạn chế vận động hàm dưới do đau.

Sờ vùng hàm dưới có điểm đau chói.

Bất thường mặt vùng hàm dưới, cảm thấy lệch khớp cắn.

3.2. Gãy xương tầng giữa mặt

Đau hàm trên, gò má, quanh ổ mắt, sống mũi, đau tăng khi cắn hai hàm hoặc đẩy cung răng hàm trên lên phía trên.

Hạn chế vận động hàm dưới ở mức độ khác nhau

Nhìn đôi, giảm hoặc mất thị lực bên mắt bị thương, hạn chế hay mất vận động nhãn cầu do di lệch xương thành ổ mắt kéo theo nhãn cầu bị lệch trục, kẹt cơ vận nhãn hoặc do phù nề tụ máu trong ổ mắt.

Thông khí qua một lỗ mũi khó do lệch vách ngăn hoặc cục máu đông trong mũi.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ ăn

Thực phẩm giàu chất canxi. Người bệnh gãy xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, ăn cá hồi, vừng, cải bắp. Vì canxi có tác dụng giúp cho phản ứng sinh hóa tạo nên xương mới.

Thực phẩm nhiều chất magie. Người bệnh gãy xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu megie như chuối, rau xanh, cá chép, cá trích, cá thu, tôm, sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, bánh mỳ. Vì magie cũng có tác dụng giúp cho phản ứng sinh hóa tạo nên xương mới.

Thực phẩm giàu chất kẽm. Người bị gãy xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như cá biển, hải sản, hạt bí ngô, hạt hướng dương, đậu đỗ, nấm, ngũ cốc. Vì kẽm có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động và tăng hấp thụ canxi.

Thực phẩm chứa nhiều photpho. Người bệnh gãy xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu photpho như cá muối, đậu, lòng đỏ trứng, pho mát, bí ngô. Vì photpho cũng là chất cần thiết trong quá trình tái tạo xương mới.

Thực phẩm giàu Axit folic. Để cấu tạo và tái tạo lại phần xương gãy nhanh thì người bệnh nên ăn thực phẩm nhiều Axit folic như chuối, đậu, rau xanh, cam quýt.

Cách chế biến: Tất cả đồ ăn của bệnh nhân gãy xương hàm được chế biến dạng mềm lỏng. Ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Chế biến thức ăn dạng mềm lỏng cho người gãy xương hàm

4.2. Hướng chế độ vận động, nghỉ ngơi

– Đối với người bệnh gãy xương hàm có thể vận động đi lại bình thường, đối với khớp thái dương hàm hạn chế vận động tối đa trong 2 đến 3 tuần đầu. Sau đó tập vận động há ngậm miệng dần để phòng cứng khớp thái dương hàm.

– Người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn trong 2- 3 tuần đầu.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

– Để điều trị thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh

– Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).

– Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

4.4. Cách chăm sóc sau khi ra viện

– Chế độ ăn mềm lỏng dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.

– Dùng khăn mềm vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn (đối với trường hợp cố định xương bằng nus Ivy). Trường hợp khác vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm.

– Tập há ngậm miệng sau 3 tuần, hẹn 6 tháng sau đến khám lại để tháo PTKHX (3 tuần kể từ ngày bị đối với trường hợp cố định bằng nus Ivy đến khám lại để tháo chỉ sau đó hướng dẫn tập há ngậm miệng đề phòng cứng khớp).

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here