- Khái niệm
– Bỏng là tổn thương gây ra do nhiệt độ nóng nguyên nhân do bị tai nạn: Nước sôi, hơi nóng, lửa, hóa chất, dòng điện…
- Nguyên nhân
– Bỏng do nước sôi từ thức ăn nóng, dầu sôi, nước trong bình thủy, canh sôi…
– Bỏng do trẻ tiếp xúc với các đồ vật nóng hoặc vật có tính phát nhiệt cao như bếp than, lò sưởi, bàn ủi…
– Bỏng do tiếp xúc với nguồn điện hoặc đứng quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.
– Trẻ cũng có thể bị bỏng do các loại hóa chất như chất tẩy rửa, pin đồng hồ, keo dán sắt…
- Triệu chứng
– Bỏng độ 1:xuất hiện da đỏ ửng, đau và sưng nhẹ. Da vẫn khô và chưa bị phồng rộp.
– Bỏng độ 2: xuất hiện bóng nước, sau đó da bị tấy đỏ, rát và vô cùng đau nhức, xuất hiện vết phồng rộp có chứa dịch bên trong nhưng không vỡ.
– Bỏng độ 3 và độ 4.
– Dấu hiệu nhận biết: Bề mặt da khô và tróc, có thể nhìn thấy vùng lõm sâu bên trong, thậm chí lồi cả thịt và xương. Đây là vết bỏng nặng nhất gây đau đớn cho nạn nhân.
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng
– Loại bỏ ngay nguyên nhân gây bỏng như:
+ Đưa trẻ ra khỏi nơi gây bỏng tùy theo hoàn cảnh gây bỏng như vén cao quần áo hoặc cắt phần quần áo để lộ vùng bị bỏng.
+ Làm mát vết bỏng bằng cách dội nước sạch lên vùng bị bỏng hoặc nhúng cả phần bị bỏng vào chậu nước sạch ngâm 30 phút đến 1 giờ. Bỏng nhẹ chỉ làm mát vết bỏng là được.
+ Nếu bỏng có phỏng nước, không được làm vỡ nốt phỏng. Sau khi dội nước mát sạch, phủ lên một lớp gạc hoặc vải mỏng mềm sạch, rồi băng cố định lại. Thông thường các trường hợp bỏng độ 2, cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện hoặc chăm sóc tại nhà.
+ Nếu bỏng nước đã vỡ bỏng tuột da, rửa nhẹ nhàng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối loãng không được bôi thứ gì lên vết thương phải phủ lên một lớp gạc hoặc vải mỏng sạch sau đó băng nhẹ vết bỏng, sưởi ấm, ủ ấm, cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau, nước ấm, nước chè đường ấm rồi chuyển đi viện.
– Khi gặp các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không ngâm vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh.
– Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng để tránh vi khuẩn thâm nhập vào vết thương.
4.2. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị bỏng
Trẻ cần được cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng chia 5- 6 bữa nhỏ và bữa ăn nhẹ: Súp,cháo…
+ Chọn thức ăn nhiều protein: Cá thu, cá hồi,thịt lợn…
+ Bổ sung nhiều nước thường gấp 4 lần bình thường: nước lọc, sữa đậu nành, nước dưa hấu, nước hoa quả, nước đậu xanh.
+ Những loại rau có lá màu xanh thẫm như cải xoong, cần tây, cà rốt, cà chua, khoai lang, bí…
+ Ăn nhiều loại trái cây cung cấp vitamin C như họ cam, quýt, bưởi, cam, chanh, táo, nho…
– Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị bỏng:
+ Không nên cho trẻ bị bỏng ăn: Thịt bò, thịt gà, trứng, đồ nếp, thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn. Thức ăn tanh như tôm, cua, ghẹ.
+ Mẹ không nên cho trẻ bị bỏng ăn món cay nóng, tiêu, ớt, bột ca ri…
+ Rau muống.
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện
Dùng thuốc đúng theo y lệnh, người nhà cần theo dõi sát trẻ, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
Tuân thủ theo lời khuyên về chế độ ăn tốt cho sức khỏe của trẻ.
4.4. Hướng dẫn cách phòng và chăm sóc sau khi ra viện
Phần lớn các trường hợp bỏng thường xảy ra tại nhà, khu vực bếp, do đó, cha mẹ cần có những biện pháp để giúp làm giảm thiểu nguy cơ trẻ bị bỏng như:
– Để bật lửa, các loại hóa chất, keo dán sắt… xa tầm tay trẻ em.
– Tất cả các thiết bị, đồ dùng điện tử nên để ở những ở nơi an toàn cho trẻ.
– Cần kiểm tra thường xuyên đường dây điện, bỏ những dây điện, tay cầm, phích cắm bị cũ hoặc bị hỏng…
– Không cho trẻ nhỏ đến gần khu vực bếp.
– Không cho trẻ chơi gần khu vực để phích nước sôi, nồi canh mới nấu.
– Để các chất gây bỏng ngoài tầm tay, với của trẻ chẳng hạn như: Cháo, bột vừa nấu xong.
– Không ăn uống hoặc cầm vật gì nóng khi đang bế trẻ.
– Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, không nên mang bé ra ngoài trời nắng quá lâu.
– Bảo quản, cất giữ các chất tẩy rửa an toàn trên cao.