- Đại cương
Viêm nhiễm, đau khớp vai là tình trạng diễn ra phổ biến, ai cũng có thể gặp phải trong đời. Bệnh lý tác động tiêu cực đến chất lượng đời sống, sinh hoạt, công việc hàng ngày của bệnh nhân. Nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai phù hợp bệnh sẽ biến chứng khó lường. Nhẹ thì hạn chế vận động nửa thân trên nhưng khi bệnh nặng sẽ gây hư hỏng khớp vai, vôi hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ thậm chí tàn phế suốt đời.
- Nguyên nhân
– Chấn thương: Tổn thương khớp vai từ các vụ va chạm, tai nạn xe cộ… nhưng không được điều trị dứt điểm. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời còn có thể dẫn đến biến dạng khớp cực kỳ nguy hiểm.
– Bị viêm quanh khớp vai do thói quen sinh hoạt: Ngủ nghỉ không đúng tư thế, lười vận động hoặc tập luyện thể dục, thể thao quá sức sẽ khiến khớp vai tổn thương, bị bào mòn.
– Đặc thù nghề nghiệp: Lái xe đường dài, giáo viên, vận động viên,… là những đối tượng dễ bị viêm quanh khớp vai do đặc thù nghề nghiệp phải ngồi, đứng quá lâu 1 chỗ hoặc thường xuyên tác động tiêu cực đến khớp vai.
Ngoài ra một số yếu tố ảnh hưởng:
– Tuổi tác: Theo thời gian, các sụn khớp, đốt sống sẽ bị bào mòn, tổn thương bởi áp lực nhiều năm tác động đến và khớp vai cũng không ngoại lệ. Bắt đầu bước vào độ tuổi 35 – 40, khớp vai bắt đầu thoái hóa, gây ra những cơn đau âm ỉ, khó chịu.
– Di truyền: Theo nghiên cứu, tỷ lệ bị viêm quanh khớp vai ở đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.
- Triệu chứng
– Đau, sưng khớp vai: Cơn đau xuất hiện đột ngột sau khi làm việc nặng, khuân vác nhiều đồ. Đau nhức vai xuất hiện về đêm nhiều hơn ban ngày, càng về gần sáng càng đau.
– Cơ cứng khớp: cơ cứng vai vào mỗi buổi sáng sau khi thức dây. Cử động vùng vai khó khăn, phải xoa bóp 1 lúc cơ vai mới duỗi ra, vận động trở lại bình thường.
– Rối loạn vận động:
– Dấu hiệu viêm quanh khớp vai toàn thân: Ngoài các dấu hiệu điển hình của thoái hóa khớp, người bệnh sẽ thấy cơ thể thường sốt nhẹ vào buổi chiều, mệt mỏi, chóng mặt, đôi khi vùng bả vai xuất hiện tiếng kêu lục cục khi di chuyển,…
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
Người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung Canxi từ các thực phẩm ( sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, ngũ cốc, tôm, cá, rau dền, súp lơ xanh, vừng, …), tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D3 để tránh loãng xương, tăng cường sự chắc khỏe của xương.
– Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B (hàu, cua, thịt bò, pho mát, nấm, bông cải xanh, nước cam, chuối, quả bơ…) giúp kháng viêm, giảm đau, tăng cường sức khỏe cho cơ bắp, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, phục hồi tổn thương dây thần kinh.
– Ăn nhiều thực phẩm chứa hoạt chất chống viêm như nghệ, gừng, hành, tỏi, lá lốt, ngải cứu, …
– Bên cạnh đó cần bổ sung vitamin C từ các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, dưa hấu, dứa và các rau củ quả như bắp cải, cà chua, rau bina…
– Bỏ các thói quen có hại cho sức khoẻ như hút thuốc lá, uống bia, rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích…
4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động
Không nên lao động quá mức, nhất là động tác mang, vác, đội đầu nặng, sai tư thế. Cần hết sức thận trọng khi chơi các môn thể thao dễ gây chấn thương khớp vai (bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, cầu mây…).
Chú ý khi tham gia giao thông, đi đứng cần thận trọng, nhất là mặt bằng bị trơn trượt, đặc biệt với người cao tuổi, yếu.
4.3. Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện.
– Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị là vấn đề cốt lõi của thành công. Để điều trị thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh
– Dùng thuốc, tập vận động đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
– Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện
– Kiên trì điều trị.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
Người bệnh cần nghỉ ngơi thường xuyên, ngưng các hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến vai. Người bệnh có thể áp dụng những bài vật lý trị liệu giúp cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt của vai như massage, xoa bóp, chườm nóng/lạnh, châm cứu. Và cần tránh các hoạt động quá sức hoặc làm quá sức mà bạn thường không tham gia có thể giúp ngăn ngừa đau vai.
Khi thấy các triệu chứng: sưng, đau nhiều vùng vai cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.