- Định nghĩa
Thiếu máu là tình trạng bệnh lý do giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết cầu tố trong máu ngoại vi so với mức bình thường của người cùng tuổi, cùng giới, điều kiện sống.
- Nguyên nhân
– Do mất máu: do chấn thương, chảy máu các tạng như chảy máu tiêu hóa, sinh duc ( băng kinh)
+ Nội khoa: Giun móc, do trĩ, xuất huyết dạ dày, ung thư đại tràng.
+ Sản khoa: Rong kinh kéo dài.
– Do huỷ hoại hồng cầu quá nhiều gặp trong tan máu: do giảm sản xuất tại tủy; thiếu vi chất cần thiết, sắt, b12, folic; suy tủy xương; Bệnh về máu
- Triệu chứng
– Da xanh nhất là lòng bàn tay, niêm mạc môi, lưỡi nhợt, gai lưỡi mất, móng tay chân nhợt. Nếu thiếu máu mạn tính thì móng tay bẹt có khía.
– Thần kinh: Mệt, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có khi thoáng ngất.
Triệu chứng của thiếu máu
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
– Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá xanh.
– Cung cấp vitamin C cho cơ thể: ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
– Không hút thuốc: hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc.
– Dùng viên bổ sung chất sắt: (theo đơn của bác sỹ), uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, gây buồn nôn và táo bón vì thế nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi và vận động
Cần có chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý. Lựa chọn công việc thích hợp.
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện
– Trong thời gian nằm viện người bệnh cần thực hiện tuyệt đối theo hướng dẫn của nhân viên y tế, tuân thủ thực hiện y lệnh của thầy thuốc.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
Để phòng ngừa thiếu máu cần cải thiện chế độ ăn, đa dạng hóa bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như gan, trứng, ăn nhiều thức ăn giàu vitamin rau xanh hoa quả.
Với những đối tượng có nguy cơ thiếu máu cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống 1 viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. Những phụ nữ trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần chỉ định và theo dõi của thấy thuốc.
Nên giữ tinh thần lạc quan trong cuộc sống hàng ngày.
Cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, cũng như ngủ nghĩ hợp lý để tạo cho mình sức khỏe tốt hơn.
Định kỳ theo dõi và kiểm tra sức khỏe, tẩy giun theo quy định.
Cần đến cơ sở y tế khi có những dấu hiệu như da xanh nhất là lòng bàn tay, niêm mạc môi, mắt, móng tay chân nhợt. Mệt, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có khi thoáng ngất…