- Đại cương
– Thấp khớp cấp (hay còn gọi là thấp tim) là một bệnh nhiễm trùng – dị ứng tự miễn dịch.
– Nguyên nhân do liên cầu trùng beta tan huyết nhóm A.
– Hay gặp ở trẻ em từ 3-15 tuổi.
– Bệnh có thể tổn thương nhiều bộ phận như: khớp, da thần kinh và đặc biệt là ở tim hay để lại di chứng van tim như hẹp, hở van 2 lá dẫn đến suy tim và tử vong.
– Bệnh có đặc điểm hay tái phát ngày càng nặng.
- Nguyên nhân
– Do vi khuẩn: Là liên cầu trùng beta tan huyết nhóm A
– Các yếu tố thuận lợi: không phải bất kỳ trẻ em nào nhiễm liên cầu trùng beta tan huyết nhóm A cũng gây bệnh thấp tim mà còn phụ thuộc vào các yếu tố thuận lợi sau:
+ Về tuổi: thường gặp ở trẻ tuổi 3-15 tuổi.
+ Trẻ có cơ địa dị ứng, mày đay, hen phế quản, viêm cầu thận.
+ Điều kiện sinh hoạt thấp: Nhà ở ẩm thấp, vệ sinh kém, kinh tế khó khăn.
+ Mùa: khí hậu lạnh ẩm.
- Triệu chứng
– Viêm khớp: tại khớp lớn như khớp cổ chân, cổ tay, gối… viêm có thể sưng, nóng, đỏ, đau, đi lại vận động hạn chế, không hóa mủ
+Viên khớp trong thấp tim không có tính đối xứng.
+Có tính chất di chuyển từ khớp này đến khớp khác, tại một khớp thường không quá một tuần.
+ Viêm khớp trong thấp tim có thể tự khỏi không để lại di chứng như cứng khớp hoặc teo cơ (nếu được điều trị thường khỏi rất nhanh).
– Tổn thương da
+ Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương trụ (gần khớp khuỷu tay), trên xương chày (gần khớp gối), quanh khớp cổ tay. Hạt có đường kính 5 – 15 mm nổi lên trên mặt da, chắc, không đau, không di chuyển, mất đi nhanh không để lại di chứng.
+ Ban đỏ gan bàn chân và lòng bàn tay do viêm mao mạch.
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
– Thức ăn cần thiết Bổ sung một số acid béo: – Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này: cá thu, cá trích…
– Sử dụng các loại dầu ăn thực vật: đầu đậu nành, dầu oliu
– Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi, cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể: nước cam…
* Thực phẩm không nên dùng:
– Thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến. Thịt đỏ cũng chứa nhiều a-xít uric không tốt cho bệnh nhân.
– Giảm muối, đường. Ngoài ra, các đồ uống ngọt cũng nên tránh bởi chúng chứa rất nhiều đường và hàm lượng phốt-pho cao.
4.2. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện
Để điều trị thành công bệnh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh
Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.
Kiên trì điều trị.
4.3. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
-Luôn vệ sinh răng miệng như: súc miệng nước muối nhạt, đánh răng trước và sau đi ngủ, chữa răng sâu.
-Tránh tiếp súc với môi trường nhiều vi khuẩn.
-Bổ sung canxi, vitamin D, vitamin và khoáng chất cần thiết có lợi cho xương khớp cho trẻ.
– Cho trẻ ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế cho trẻ vận động nặng hay tập luyện quá sức.
– Cho trẻ chơi các môn thể thao có lợi cho sức khỏe và sự phát triển thể chất như đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông…
– Khi trẻ có các triệu chứng: sưng, đau nhiều các khớp, xuất hiện các ban đỏ gan bàn tay, chân…cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.