VIÊM AMIDAN

0
799
  1. Đại cương

Amiđan là một trong những khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của vùng họng, chúng nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở. Viêm amidan là nhóm bệnh rất hay gặp đứng hàng đầu trong các bệnh lý của họng. Bệnh có thể tiến triển cấp, có thể mạn tính. Tuy nhiên hay bị tái phát và trong những đợt tái phát thường hay gây những biến chứng nguy hiểm.2. Nguyên nhân

– Nhiễm vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn…

– Sức đề kháng của cơ thể kém, do cơ địa.

– Nhiễm virut, sởi, ho gà…..

– Khi thời tiết thay đổi đột ngột chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và virus đang khu trú ở vùng mũi họng có cơ hội gây bệnh.

– Môi trường bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt thấp và vấn đề về vệ sinh chưa tốt.

– Người có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm quanh răng hoặc có thể là viêm xoang….

  1. Triệu chứng

– Sốt 38- 39oC.

– Đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho, hay gặp kèm theo viêm V.A.

– Ho.

– Giọng khàn nhẹ.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

–  Xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật sự khoa học:

+ Trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin và các loại khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

+Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà. Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với bệnh nhân viêm thanh quản.

+ Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.

+ Hạn chế tối đa các món rán, xào, món ăn nhiều dầu mỡ vì các thực phẩm này chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nguyên nhân gia tăng tình trạng viêm thanh quản.

Viêm amidan nên ăn trái cây và rau xanh

Đồ chiên rán không tốt cho người bị bệnh

+ Hạn chế ăn mặn, giảm đường tiêu thụ vào.

+ Hạn chế các thực phẩm dễ gây kích thích niêm mạc gây ho như: ớt, hạt tiêu, các loại hoa quả chua, chát như: táo chua, mận.Đặc biệt không nên uống rượu, đồ uống có ga, sử dụng các loại chất kích thích và hút thuốc lá

4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động

Nâng cao thể trạng bằng cách tăng cường rèn luyện thân thể điều độ, nhẹ nhàng và có chế độ nghỉ ngơi  hợp lý.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

-Thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ đúng giờ:Thực hiện chế độ dùng thuốc  kháng sinh, giảm đau…ngày 2 lần sáng chiều đầy đủ đúng giờ.Sau khi dùng thuốc nếu có vấn đề bất thường như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,ngứa, nổi mề đay….thì báo ngay nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

– Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

– Vào thời tiết chuyển mùa, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Không nên để trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ máy điều hòa phù hợp đối với trẻ là 25 độ C – 28 độ C. Hạn chế để trẻ ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao. Không nên ngồi quá lâu trong điều hòa, đặc biệt không nên để điều hòa hướng trực tiếp vào người, rất dễ bị nhiễm lạnh. Mùa đông nên giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, đây là bộ phận nhạy cảm cần được bảo vệ.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để phòng các lọai bệnh truyền nhiễm, kể cả viêm Amidan.

– Xử trí kịp thời và đúng cách nếu đã bị viêm Amiđan để tránh các biến chứng.

– Súc miệng bằng nước muối: Trong muối có nhiều thành phần giúp sát khuẩn mạnh, việc sử dụng nước muối súc miệng, súc họng sẽ giúp loại bỏ các vụn thức ăn thừa còn sót lại, đồng thời tống vi khuẩn có hại bám quanh khoang miệng của chúng ta, ngăn ngừa chúng gây bệnh.

– Để phòng bệnh viêm amidan hiệu quả, các bạn cũng nên bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, uống nước đá không hợp vệ sinh… Những thói quen này không chỉ làm tăng vi khuẩn trong miệng mà còn khiến họng bị tổn thương nghiêm trọng.

– Với trẻ em chú ý tiêm chủng mở rộng đầy đủ.

– Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nếu bắt buộc phải làm việc trong những nơi không khí bị ô nhiễm và có nhiều khói bụi cần đeo khẩu trang để bảo vệ đường thở tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại.

– Khi có các dấu hiệu như đau họng, nuốt đau,sốt… cần đến cơ sở y tế để được các bác sỹ khám và tư vấn kịp thời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here