VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH

0
335
  1. Đại cương

Viêm tai giữa cấp mủ là tình trạng mưng mủ trong hòm nhĩ.Bệnh thường gặp ở trẻ em 1-2 tuổi.Đường xâm nhập vào hòm nhĩ thông qua con đường loa vòi nhĩ.

Hình ảnh viêm tai giữa

 Nguyên nhân

Nguyên nhân của viêm tai giữa có mủ là do viêm mũi họng.

– VA là nguyên nhân quan trọng nhất ở trẻ em.

– Các bệnh nhiễm trùng toàn thân như cúm,sởi….

– Các bệnh lý kế cận như viêm xoang,u vòm mũi họng.

  1. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng lâm sàng

Chia làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn xung huyết:

+ Hội chứng nhiễm trùng: sốt 39 – 40 độ.

+ Hội chứng của viêm đường hô hấp trên cấp: Chảy mũi, ngạt mũi.

+ Đau tai mức độ vừa.

+ Có thể kèm theo ù tai và nghe kém.

– Giai đoạn ứ mủ:

+ Hội chứng nhiễm trùng biểu hiện rõ rệt hơn với sốt cao, co giật.

+ Viêm mũi họng.

+ Rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy.

+ Đau tai càng ngày càng tăng, đau rất nhiều, đau sâu trong tai. Lan ra sau hoặc lên thái dương.

+ Nghe kém là triệu chứng quan trọng và thường xuyên xuất hiện, kiểu dẫn truyền.

+ Ù tai chóng mặt có thể xuất hiện.

– Giai đoạn vỡ mủ:

Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn khi mủ được tháo ra ngoài.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng. – Nên ăn nhiều hơn các thực phẩm có chứa vitamin C như: cải xoăn, mù tạt xanh, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, đu đủ… Những thực phẩm này giúp vết thương mau liền, hạn chế sự viêm nhiễm. Nên ăn các loại rau như: rau dền, rau muống cung cấp chất sắt, chất xơ cho cơ thể. Các loại cá biển giàu iot, omega 3, khoáng chất giúp cho việc phục hồi tình trạng viêm nhiễm dễ dàng hơn. Nên dùng dầu thực vật thay thế các loại mỡ động vật để giảm tình trạng viêm nhiễm.

Viêm tai giữa nên ăn nhiều rau xanh

– Những thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm tai giữa: Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Hạn chế mật ong, trái cây khô, các loại nước ngọt, bánh kẹo, kem… Hạn chế các loại thực phẩm cứng, hạn chế ăn vặt vì khi chúng ta nhai thường xuyên sẽ làm cho cơ và khớp hàm hoạt động liên tục ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tai. Nên hạn chế bia rượu và thuốc lá trong thời gian điều trị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa kiêng ăn các loại thực phẩm nhiều đường Xôi nếp là thực phẩm cần tránh khi bị viêm tai giữa.

Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate cần kiêng ăn khi bị viêm tai giữa.

4.2. Chế độ nghỉ ngơi, vận động

Có chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao vừa sức, điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao thể lực.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

-Thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ đúng giờ: Thực hiện chế độ dùng thuốc  kháng sinh, giảm đau, nhỏ thuốc tai ngày 2 lần sáng chiều đầy đủ đúng giờ.Sau khi dùng thuốc nếu có vấn đề bất thường như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,ngứa, nổi mề đay….thì phải báo ngay nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

-Vệ sinh tai hàng ngày bằng cách dùng tăm bông lau mủ tai nhẹ nhàng, sạch sẽ ngày 2 lần sáng chiều.

Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnhvà chăm sóc sau khi ra viện

– Không xì mũi bằng cách bịt cả 2 lỗ mũi.

– Điều trị triệt để viêm mũi họng, viêm xoang, VA.

– Vệ sinh mũi họng: Nhỏ thuốc mũi, xúc họng….

– Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

– Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá  hoặc bị ô nhiễm.

– Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, nên cho trẻ bú mẹ đên 24 tháng, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng đầu.

– Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.

– Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

– Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.

– Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

– Hàng ngày phải chú ý vấn đề vệ sinh tai, giữ cho tai luôn được sạch sẽ và khô thoáng, các vùng xung quanh tai cũng phải vệ sinh sạch sẽ. Nên tạo cho mình thói quen tốt, lành mạnh, không nên dùng ngón tay, kẹp tóc, que diêm… hoặc những vật cứng, sắc nhọn khác để ngoáy tai tránh cho ống tai ngoài bị tổn thương dẫn đến viêm tai.

Khi có các dấu hiệu bất thường như chảy mủ tai, sốt, ho, chảy mũi, đau họng… cần đến cơ sở y tế để được các bác sỹ khám và tư vấn kịp thời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here