- Đại cương
Bệnh viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan gây hoại tử tế bào gan cấp tính gây nên. Bệnh có tính chất tản phát khắp thế giới ít khi bùng nổ thành dịch lớn. Bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời gây viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan.
- Nguyên nhân
– Do virut viêm gan gây nên
+ Viêm gan A, E đường lây quan trọng là đường tiêu hoá. HAV được bài tiết ra phân 1-2 tuần trước khi vàng da và kéo dài 4 tuần. Phân bệnh nhân vào nước, thức ăn. Bệnh phát triển ở những nơi có điều kiện sống thấp, thiếu vệ sinh.
+ Viêm gan B, C, D lây truyền qua các đường: Máu, tình dục, lây từ mẹ sang con trong thời kỳ thai nghén và trong lúc đẻ
- Triệu chứng bệnh
– Mệt mỏi và ăn khó tiêu
– Đau tức hạ sườn phải
– Có thể vàng da
– Khám: gan và lá lách to
– Cận lâm sàng: xét nghiệm định tính virus viêm gan.
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
– Xây dựng một chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn giàu đạm như: cá (cá trích, cá thu…), thịt, trứng, sữa… uống thêm vitamin C, nước hoa quả để nâng cao sức đề kháng của cơ thể:
+ Nên ăn các loại thức ăn mềm, các đồ ăn ở dạng lỏng, chia nhiều bữa ăn nhỏ 4-5 bữa/ngày, động viên người bệnh ăn hết khẩu phần
+ Uống nhiều nước 2.5- 3l/ngày, có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như đào thải bớt chất độc qua da và nước tiểu.
– Thực phẩm nên tránh:
+ Tránh sử dụng đồ ăn cay, nóng
+ Tránh sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê…
4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động
– Chế độ nghỉ ngơi và nằm nghỉ tại giường trong thời kỳ khởi phát và toàn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng ở tư thế nằm, lượng máu qua gan sẽ tăng lên 25 -30% so với tư thế đứng, giúp cho gan được tưới máu nhiều hơn.
– Động viên bệnh nhân yên tâm điều trị, tránh lo lắng không cần thiết, làm bệnh nhân mất ngủ.
4.3. Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện
Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
– Phòng bệnh không đặc hiệu:
+ Đối với virus viêm gan lây theo đường tiêu hoá (virus A, E) cần phải gữi gìn vệ sinh thực phẩm và nước uống. Quản lý khử trùng phân của bệnh nhân tránh lây lan.
+ Đối với các virus viêm gan lây theo đường máu (virus B, C, D) cần phải đảm bảo khử trùng các dụng cụ tiêm truyền, phẫu thuật. Sử dụng máu và các chế phẩm máu cần được kiểm tra chặt chẽ để loại trừ các virus viêm gan.
– Phòng bệnh đặc hiệu:
+ Đối với viêm gan A: Tiêm vacxin.
+ Đối với viêm gan B: Vacxin viêm gan B đã được sử dụng khá rộng rãi và đã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
– Sau khi ra viện người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng: sốt, chán ăn, rối loạn tiêu hóa… cần đi khám ngay.