Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.
Rotavirus có nguy hiểm không?
Hàng năm có khoảng 600.000 trẻ em trên thế giới mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus bị tử vong nhất là ở các nước đang phát triển. Đây là bệnh lý có thể phòng ngừa được bằng vaccine nhưng tỷ lệ trẻ mắc Rotavirus ở nước ta chỉ đứng thứ hai sau bệnh nhiễm trùng hô hấp.
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ. Có ít nhất 1 lần trẻ trong độ tuổi từ 1-5 tuổi sẽ mắc Rotavirus. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Với miền Bắc, khi thời tiết ẩm ướt, có mưa lạnh hoặc chuyển từ mùa đông sang mùa xuân là thời điểm dễ mắc bệnh nhất. Còn ở miền Nam với khí hậu nhiệt đới bệnh diễn ra quanh năm và chủ yếu rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9.
Mỗi năm trên thế giới, tiêu chảy cấp do Rotavirus khiến 600.000 trẻ em tử vong.
Rotavirus lây qua đường nào? Rotavirus thường lây truyền thông qua đường ăn uống khiến đường tiêu hóa bị rối loạn vận động dẫn tới tình trạng tiêu chảy cấp. Khi trẻ tiếp xúc với bề mặt có chứa virus và đưa tay lên miệng, virus có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa sau đó gây tiêu chảy cấp. Đáng nói, không thể khử khuẩn Rotavirus bằng dung dịch xà phòng thông thường mà cần phải sử dụng dung dịch diệt khuẩn có cồn.
Khi mắc Rotavirus, trẻ có thể gặp tình trạng rối loạn nước điện giải nhanh. Trong trường hợp không thể chữa trị kịp thời, trẻ có thể gặp tình trạng nặng hơn nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Nếu trẻ bị đau bụng kèm theo sốt, tiêu chảy, nôn thì cha mẹ cần quan sát xem có các dấu hiệu nhiễm trùng không? Trong trường hợp trẻ sốt cao kèm theo lưỡi bẩn, môi khô thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng do nhiễm khuẩn tiêu hóa, không phải Rotavirus.
Ở các nước nhiệt đới, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus thường xảy ra quanh năm.
Dấu hiệu điển hình để nhận biết trẻ mắc Rotavirus là:
– Số lần trẻ đi vệ sinh lên tới hàng chục lần có thể lên tới 20 lần/ngày.
– Sốt, mệt. Có tới 50% trường hợp mắc Rotavirus sẽ sốt nhẹ ≤ 38 độ C.
– Da khô, mắt trũng
– Không thể tự uống nước
Khi xác định trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus, cha mẹ cần bình tĩnh đáng giá tình trạng của con. Trước hết cần điểm lại những đồ ăn trẻ đã hấp thụ trong ngày. Trong trường hợp số lần tiêu chảy không quá nhiều có thể sử dụng oresol để bù nước, điện giải cho trẻ tại nhà. Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi trong khoảng từ 3-8 ngày.
Rotavirus là bệnh dễ lây truyền, nếu trẻ mắc bệnh cha mẹ cần cách ly trẻ để không lây nhiễm cho trẻ khác. Sau khi trẻ đi vệ sinh cần vệ sinh bồn cầu bằng dung dịch diệt khuẩn có cồn.
Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc truyền miệng hay phương pháp dân gian để chữa tiêu chảy cấp do Rotavirus vì không những không có tác dụng mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Nếu nhận thấy trẻ mệt mỏi, không ăn uống, da khô, sốt, nôn nhiều… cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để điều trị.
Cha mẹ có thể phòng Rotavirus cho trẻ bằng cách tiêm vaccine. Khi xuất hiện dịch hoặc có những nguy cơ tiềm ẩn nên vệ sinh nhà cửa bằng Cloramin B. Bên cạnh đó thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ.