RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

0
346
  1. Đại cương

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, khi hoạt động và phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình…

Rối loạn tiền đình là hậu quả của sự rối loạn tích hợp thăng bằng tại bộ máy tiền đình và tại thần kinh trung ương tương ứng với 2 loại rối loạn tiền đình mắc phải.

 

 

  1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Rối loạn tiền đình ngoại biên hay gặp thường do: viêm dây thần kinh tiền đình, rối loạn chuyển hoá, chấn thương/dị dạng hoặc phù nề tai trong, viêm tai giữa, sỏi nhĩ, nhìn đôi, say tàu xe, tác dụng phụ của thuốc (gentamycin, streptomycin,…)

Rối loạn tiền đình trung ương ít gặp nguyên nhân do: thiểu năng tuần hoàn sống nền, nhồi máu tiểu não, hạ huyết áp tư thế, nhức đầu MIGRAINE, bệnh PARKINSON, u tiểu não, giang mai thần kinh,

* Yếu tố nguy cơ

Người cao tuổi đặc biệt >40 tuổi, phụ nữa sau sinh, người có tiền sử bị chóng mặt, căng thẳng, stress, …

  1. Triệu chứng

TIỀN ĐÌNH NGOẠI VI TIỀN ĐÌNH TRUNG ƯƠNG
Cơ thể mất thăng bằng, loạng choạng, đứng không vững Đi hình zic zắc dáng đi người say rượu
Đầu óc choáng váng, quay cuồng Cảm giác bồng bềnh như trên sóng
Hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng Không chóng mặt dữ dội
Ù tai Ù tai, nghe kém
Nhãn cầu rung giật Nhãn cầu rung giật nhiều hướng
– Buồn nôn, nôn

– Mất ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung

– Hạ huyết áp

 
  – Mất phối hợp động tác các chi

– Có thể có thay đổi giọng nói

 

  1. Truyền thông giáo dục sức khoẻ

Khi có các dấu hiệu rối loạn tiền đình cần đi khám và chẩn đoán xác định. Tuỳ thuộc vào rối loạn tiền đình ngoại biên hay trung ương để có phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp

4.1 Chế độ dinh dưỡng

 

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
NÊN ĂN HẠN CHẾ ĂN KHÔNG NÊN ĂN
– Ăn đầy đủ các nhóm chất. thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da.

– Sữa loại tách béo hoặc làm từ sữa gầy.

 

-Thực phẩm nhiều đường và muối, thịt đỏ.

– Dầu cọ, dầu dừa, bánh kem, socola…

 

Đồ uống có chứa chất kích thích, rượu, bia
Uống đủ nước ~1,5 lít nước lọc/ngày – Đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ….

– Mỡ động vật (lợn, bơ, bò…), kem sữa bò…

 

 
– Cung cấp Vitamin B6, Vitamin D có nhiều trong thịt gà, cá, cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân…, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina…

– Bổ sung đầy đủ vitamin C có trong cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…

– Tăng cường Acid folic có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình chứa nhiều trong: rau màu xanh đậm (Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ…), các loại hạt (Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng…), các loại đậu (đậu lăng, đậu đen, đậu xanh…), trái cây họ cam, quýt….

   

 

4.2 Hướng dẫn khi điều trị tại bệnh viện

– Không thay đổi tư thế đột ngột

– Tuân thủ phác đồ và hướng dẫn điều trị.

– Nghỉ ngơi tại giường bệnh

4.3 Hướng dẫn phòng bệnh và chăm sóc sau ra viện

Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường lưu thông khí huyết.

Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình.

Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế stress, căng thẳng.

Ngủ 8 tiếng/ngày cũng như duy trì giấc ngủ sâu.

Luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực trước mọi sự việc.

Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đi tàu, xe.

Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn

Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn./.

(Nguồn: Sưu tầm)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here