- Đại cương
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thường nặng nề hơn, đi lại không được dễ dàng, hay gặp phải những cảm giác khó chịu, điều này không gây ra điều gì nghiêm trọng hay nguy hiểm đến bản thân và em bé trong bụng. Chỉ cần có những điều chỉnh hợp lý về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống thì sẽ mau chóng khắc phục một cách đơn giản.
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm, tránh.
2.1. Ốm nghén
2.1.1. Nguyên nhân, triệu chứng
Hơn 60% phụ nữ sẽ bị ốm nghén, bất kể ngày đêm, cảm giác muốn nôn này không hề hiếm thấy. Ốm nghén khác nhau ở mỗi người; một số chỉ cảm thấy muốn nôn, và số khác thì nôn thật.
Hầu hết phụ nữ sẽ trải nghiệm dấu ấn khó quên này chỉ trong quý đầu thai kỳ, trong khi những người khác sẽ bị tình trạng này trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ ốm nghén nhiều thì em bé có chỉ số IQ cao hơn.
2.1.2. Giáo dục sức khỏe cách giảm và tránh ốm nghén
– Ăn thực phẩm giàu đạm: Đạm giúp giảm triệu chứng ốm nghén
– Các sản phẩm có chứa gừng được chứng minh lâm sàng giúp giảm ốm nghén và an toàn cho cả mẹ và bé. Cho dù giọt uống gừng, rượu gừng, viên nang gừng hoặc trà gừng, gừng đều có tác dụng.
– Uống vitamin B6 hàng ngày.
– Uống nhiều nước.
– Đừng bật dậy khỏi giường quá nhanh vào buổi sáng. Ngồi dậy quá nhanh có thể gây mất cân bằng cơ thể.
Nếu bà mẹ bị ốm nghén nặng, hay còn gọi là hội chứng gravidarum hyperemesis, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ Sản để được kê đơn thuốc chống buồn nôn và /hoặc hướng dẫn dinh dưỡng nghiêm ngặt (Vô cùng vô cùng nhạt, cùng với thực phẩm dễ tiêu hóa).
2.2. Mệt mỏi
2.2.1. Nguyên nhân, triệu chứng
Một triệu chứng thường gặp khác của mang thai là cảm giác mệt mỏi, thường kéo dài suốt quý thứ nhất và quý thứ ba của thai kỳ.Cơ thể người mẹ đang sản xuất nhiều hormone mới và tạo ra nhiều thay đổi để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Cơ thể người mẹ cũng tạo ra nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé, làm tăng áp lực lên tim và các cơ quan khác. Căng thẳng tinh thần và cảm xúc cũng là lý do khiến mẹ có thể cảm thấy kiệt sức.
Mẹ cũng có thể bị khó ngủ ở giai đoạn sau của thai kì do phải đi vệ sinh thường xuyên, chuột rút chân và ợ nóng.
Mệt mỏi có thể là một triệu chứng thiếu máu, đặc biệt là do thiếu sắt. Cơ thể mẹ cần sắt để tạo ra huyết sắc tố, chất trong các tế bào hồng cầu cho phép chúng mang oxy đến các mô của mẹ và cho em bé.
2.2.1. Giáo dục sức khỏe cách giảm và tránh sự mệt mỏi trong thai kỳ
Để giảm sự thiếu năng lượng và mệt do mang thai, hãy:
– Có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày
– Ngồi dậy và đi loanh quanh để cơ thể vận động
– Đi ngủ sớm
– Giảm việc phải thức dậy đi tiểu bằng cách uống nước sớm hơn trong ngày và tránh uống ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
– Giảm thiểu chứng ợ nóng vào ban đêm bằng cách không ăn ngay trước khi đi ngủ (trước 2-3 giờ).
– Duỗi cơ chân trước khi đi ngủ để tránh chuột rút ở chân và kết hợp các loại thực phẩm giàu kali, như chuối, đào, kiwi, khoai tây và rau xanh trong chế độ ăn uống
– Tập thể dục, trừ khi bác sĩ khuyên không nên. Nó có thể cải thiện tâm trạng và mức năng lượng, 30 phút đi bộ hơn 3 lần một tuần.
– Cố gắng dùng bữa mỗi 3-4 giờ và đảm bảo mỗi bữa ăn và bữa ăn nhẹ đều có carbohydrate, protein và chất béo.
– Tăng cường carbohydrate giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, rau có tinh bột, trái cây) và giảm thiểu đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế.
– Giảm căng thẳng.
– Không sử dụng các chất kích thích
2.3. Ợ nóng
2.3.1. Nguyên nhân, triệu chứng
Chứng ợ nóng khi mang thai là một triệu chứng khó chịu với hơn 50% phụ nữ gặp phải, đặc biệt là trong quý thứ hai và thứ ba. Nó thường không phải là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể khá khó chịu và thậm chí gây đau đớn.
Khó tiêu cũng là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ và có thể đi kèm với ợ nóng.
2.3.2. Giáo dục sức khỏe cách giảm và tránh ợ nóng trong thai kỳ
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa thông thường, có thể ăn 5-6 bữa/ngày.
Đừng ăn quá gần giờ ngủ, nên ăn trước giờ ngủ 2-3 tiếng.
Kê cao gối để nằm đầu cao hơn dạ dày. Có thể mua đệm gối để có góc nằm tốt hơn tránh ợ nóng.
Đừng ăn thức ăn cay hay gây kích thích như sô cô la, thức ăn chiên xào và caffeine.
Nếu đã thử những cách khác và không có cái nào thật sự có tác dụng, có những loại thuốc kháng tiết được cho là an toàn cho thai phụ. Trước khi tự điều trị bằng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xác nhận loại nào an toàn.
2.4. Táo bón
2.4.1. Nguyên nhân, triệu chứng
Có vài lí do khác nhau gây chứng táo bón thai kỳ
Vì sự thay đổi nội tiết, hệ tiêu hóa làm việc chậm lại để giúp mẹ hấp thụ tất cả các vitamin và khoáng chất cho mẹ nhỏ trong bụng.
Tử cung to tăng áp lực lên phần ruột xung quanh làm việc tống chất thải chậm chạp hơn.
Lượng sắt nạp tăng từ vitamin cho phụ nữ mang thai cũng là một yếu tố.
2.4.2. Giáo dục sức khỏe cách giảm và tránh táo bón trong thai kỳ
– Tăng cường chất xơ. Thực phẩm tốt bao gồm đậu Hà Lan, đậu đen, đậu lăng, đậu lima, hạnh nhân, bơ, quả mọng, bánh nướng xốp yến mạch, bột yến mạch,…
– Uống ít nhất 08 ly nước mỗi ngày
– Uống lợi khuẩn an toàn cho phụ nữ mang thai để giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ruột nhu động và hệ tiêu hóa hoạt động thường xuyên.
– Uống vitamin cho thai phụ với chất sắt nhẹ đặc biệt để giảm tình trạng táo bón.
2.5. Mất ngủ
2.5.1. Nguyên nhân, triệu chứng
Thay đổi nội tiết tố là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến mệt mỏi và các vấn đề về giấc ngủ khi mang thai. Những thay đổi này có thể có tác dụng ức chế cơ bắp, có thể dẫn đến ngáy, và nghiêm trọng hơn ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Rối loạn cảm xúc và căng thẳng do mẹ đang thai nghén một thai nhi nặng 3-4 kg cũng là nguyên nhân của chứng mất ngủ.
2.5.2. Giáo dục sức khỏe cách giảm và tránh mất ngủ trong thai kỳ
– Lập kế hoạch và ưu tiên thời gian ngủ.
– Cố gắng tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày trừ khi không được bác sĩ khuyến cáo.
– Ngủ nghiêng về bên trái để cải thiện lưu lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi và thận, tránh nằm ngửa trong thời gian dài.
– Sử dụng gối để tạo tư thế thoải mái để giảm bất kỳ sức ép do cơ thể phải gắng sức để giữ tư thế đó.
– Uống nhiều nước trong ngày, giảm lượng nước mẹ uống 2 giờ trước khi đi ngủ.
– Ngừng ăn thực phẩm cay, có tính axit hoặc chiên, và chia đều các bữa ăn nhỏ hơn trong cả ngày.
– Hiện tượng ngáy thường thấy lúc mang thai, nhưng nếu mẹ có những lúc ngừng thở, hãy kiểm tra chứng ngưng thở lúc ngủ. Tương tự, hãy kiểm tra huyết áp và protein niệu – đặc biệt mẹ bị phù mắt cá chân hoặc đau đầu.
2.6. Đau đầu và đau nửa đầu
2.6.1. Nguyên nhân, triệu chứng
Nhức đầu khi mang thai có thể là hậu quả của sự thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, sung huyết, táo bón, thiếu ngủ, mất nước, huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp và thậm chí là do cai caffeine. Trong một số trường hợp, nó được gây ra bởi tiền sản giật.
2.6.2. Giáo dục sức khỏe cách giảm và tránh đau đầu trong thai kỳ
– Tư thế đóng vai trò quan trọng để giảm đau đầu, hãy cố đứng dậy và ngồi thẳng lên
– Nghỉ ngơi nhiều và tập các bài tập thư giãn (giảm căng thẳng!)
– Tập thể dục (đi bộ 30 phút mỗi ngày)
– Ăn bữa ăn thường xuyên và có sự cân bằng dinh dưỡng
– Thực phẩm thường có thể là tác nhân gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Ăn theo chế độ ăn và tránh các thực phẩm gây đau đầu, chẳng hạn như sô cô la, caffeine, sữa, thịt có chất bảo quản, vv
– Để cơ thể có đủ nước bằng cách uống ít nhất 8 ly nước một ngày (mất nước cũng có thể là tác nhân gây đau đầu)
Nếu mẹ cảm thấy đau đầu trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện đột ngột, đau đầu khác với bình thường, đau đầu đi kèm với thay đổi thị lực, tăng cân đột ngột, đau bụng trên bên phải hoặc sưng ở tay và mặt, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.
2.7. Rối loạn tiển tiện
Sáu tuần đầu tiên trong thai kỳ bạn sẽ thấy mình có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn, nó là một trong những dấu hiệu sớm và phổ biến nhất của thai kỳ.
Nguyên nhân là vì khi mang thai lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 50% dẫn đến có rất nhiều chất lỏng dư thừa được bài tiết thông qua thận rồi chảy vào bàng quang.
Ngoài ra tử cung phát triển cũng gây ra áp lực lớn hơn lên bàng quang.