HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI” – “NGÀY TOÀN DÂN PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI” – 30/7 NĂM 2022

0
276

“Khu vực các nước Tiểu vùng sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam vẫn bị coi là điểm nóng của tình trạng mua bán người, di cư bất hợp pháp. Ước tính lợi nhuận từ hoạt động mua bán người tại khu vực lên tới hàng chục tỷ USD/năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Việt Nam phối hợp Campuchia giải cứu hơn 250 người Việt bị lừa bán sang Campuchia để cưỡng ép lao động trái phép, cưỡng đoạt tài sản, buôn bán người lao độngĐây là những “con số biết nói” phản ảnh một góc nhỏ về thực trạng mua bán người với thủ đoạn quen thuộc nhưng vẫn chiếm được niềm tin của người dân”

Theo Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị nạn mua bán người định nghĩa: Mua bán người  là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt hay lạm dụng quyền lực hoặc hoàn cảnh dễ bị tổn thương, hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người để kiểm soát những người khác.

Căn cứ bộ luật hình sự năm 2015 phân biệt:

– Buôn bán người thể hiện quy mô, mức độ lớn hơn, phức tạp hơn và số lượng cũng lớn hơn.

– Mua bán người thể hiện ở quy mô, mức độ nhỏ hơn và ít phức tạp hơn.

 

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người

Các đối tượng phạm tội mua bán người sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khác nhau để lừa nạn nhân phụ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng, và địa điểm thực hiện hành vi tuy nhiên lợi dụng tình trạng khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp, nhẹ dạ cả tin của người bị hại để lừa bán nạn nhân từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp, hoặc ra nước ngoài, trong đó trên 85% nạn nhân là phụ nữ, trẻ em và thường chung một số thủ đoạn:

  1. Lừa nạn nhân dưới danh nghĩa giúp họ tìm việc làm

các đối tượng phạm tội mua bán người thường vẽ ra một viễn cảnh làm việc nhàn hạ, lương cao để lừa nạn nhân. Bị hại trong các vụ việc này thường là những người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế hoặc những người từ tỉnh lẻ lên thành phố đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm cao.

  1. Làm quen với các nạn nhân, vờ yêu đương rồi đem bán

các đối tượng thường nhắm đến nạn nhân là phụ nữ, đặc biệt là các phụ nữ quá lứa, nhỡ thì hoặc cuộc sống gia đình đổ vỡ, bị tổn thương về tình cảm nên có tư tưởng chán nản, bi quan, thất vọng; các em nữ ở tuổi mới lớn chưa có nhiều kinh nghiệm sống… Trong hoàn cảnh đó, các đối tượng tìm cách tán tỉnh bằng những lời đường mật, luôn thể hiện sự ga lăng để lấy lòng tin của nạn nhân. Khi “con mồi” đã cắn câu, các đối tượng sẽ tạo ra các hoàn cảnh khác nhau như vờ đi thăm người thân, đi du lịch… để đưa nạn nhân sang bên kia biên giới để bán.

  1. Đa dạng phương thức tiếp cận qua mạng xã hội (facebook, zalo,…)

Cách thức nhận biết đối tượng mua bán người

Kẻ bán và mua người là những kẻ ham tiền bạc, mất lương tâm, bất chấp pháp luật và đạo đức xã hội, chúng có thể là:

  1. Người lạ, có thể là người quen, người thân, bạn bè của nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân.
  2. Những người làm thuê, buôn bán ở các tỉnh biên giới.
  3. Những người đã từng bị buôn bán trở về cộng đồng rồi lừa gạt những người khác.
  4. Những người có mối quan hệ móc nối với chủ quán bar, karaoke, chủ chứa, cafe đèn mờ, cắt tóc gội đầu trá hình…
  5. Những người có tiền án, tiền sự về hành vi chứa chấp và môi giới mại dâm.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi tội phạm mua bán người?

Trước hết bản thân mỗi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân:

– Luôn đặt ra nghi vấn với người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn, hay những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có.

– Cảnh giác, từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết.

– Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào.

– Hãy tham khảo ý kiến của mọi người và thông báo, nhắn gửi cho gia đình, người thân biết mình sẽ đi đâu, đi với ai trước khi quyết định đi xa.

– Nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy, có thể là của chính quyền, cơ quan, tổ chức, người thân… để có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết (Tổng đài Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội tỉnh Thanh Hoá: 02378.011.999 hoặc Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em: 111).

– Thường xuyên tìm hiểu để nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ, có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp cho người thân khỏi bị mua, bán.

(Nguồn: Sưu tầm)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here