BỆNH NHIỆT MIỆNG

0
551
  1. Đại cương

– Nhiệt miệng là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.

– Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng khá nhiều và bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Những người bị loét miệng thường xuyên cũng khá vất vả, vì vậy, cần nhận diện được dạng mà mình đang mắc phải để biết cách điều trị hợp lý.

  1. Nguyên nhân

– Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng…

– Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước sút miệng…

– Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta vô tình căn phải hoặc ăn thức ăn quá nóng…

– Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm…

– Stress cũng gây nhiệt miệng.

  1. Triệu chứng

Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

-Trong thời gian bị nhiệt miệng nên ăn các thực phẩm mềm như cháo, súp (tuy nhiên cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể).

– Nên ăn nhiều rau xanh như rau cải, các loại hoa quả tươi như cam, nho… chứa nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngoài ra còn giúp vết nhiệt miệng chóng lành.

-Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và nhanh liền vết thương trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.

-Uống các loại nước mát như: nước rau má, nước diếp cá, nước râu ngô…

-Nên ăn các loại thịt như: thịt gia cầm, cá nước ngọt…

Bên cạnh đó cần tránh những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu, gừng; không uống nước đá lạnh, không uống rượu, bia, hút thuốc lá…

Nên ăn những món bổ xung nhiều vitamin và dưỡng chất để phòng ngừa nhiệt ở miệng

4.2. Hướng dẫn chế độ vận động, nghỉ ngơi

Người bệnh viêm loét miệng vận động, nghỉ ngơi như bình thường

4.3. Chăm sóc tại viện

– Để điều trị thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh

– Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).

– Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

4.4. Phòng bệnh

Phòng bệnh nhiệt miệng: Cách tốt nhất để phòng bệnh nhiệt miệng là phải thường xuyên chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Uống đủ nước. Hạn chế bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích.

Phòng tránh nhiệt miệng

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here