ĐAU VAI GÁY

0
447
  1. Đại cương

Đau vai gáy là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp trong xã hội.

Bệnh đau vai gáy xuất hiện một cách thất thường, nhiều trường hợp bỗng dưng sau khi ngồi dậy, sau một đêm ngủ dậy thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau vùng vai, gáy nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng tay và ngón tay rất khó chịu

  1. Nguyên nhân

– Chấn thương: tai nạn, ngã, va chạm… đều khiến để lại di chứng hoặc gia tăng nguy cơ đau vai gáy.

– Sai tư thế làm việc: nhân viên văn phòng với thói quen ngồi gù lưng,ngủ sai tư thế ,người  lao động… bê vác nặng hoặc phải lặp đi lặp lại các động tác cổ sẽ khiến vị trí này bị ảnh hưởng.

– Ngoái cổ ra sau đột ngột

– Căng thẳng: stress quá dài khiến nguy cơ đau vai gáy tăng cao do các cơ vùng cổ, vai gáy bị gồng cứng lên.

– Cứng cơ: một số hoạt động như tập luyện không khởi động, ngồi vẹo lưng… có thể gây cứng cơ cổ và vai, giảm tưới máu dẫn đến đau đầu sau gáy hoặc vai.

  1. Triệu chứng

– Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc.

– Cảm giác tê mỏi, nặng tay

-Cơn đau vai gáy tăng khi hoạt động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi.

– Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu… do lượng máu lưu thông lên não giảm.

– Tê bì, rối loạn cảm giác.

-Cổ cứng, khó cử động linh hoạt.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

– Cần bổ sung các thực phẩm giàu Omega-3: cá hồi, hạt é (hạt chia), quả óc chó… giúp làm giảm viêm mạnh mẽ

+ Thực phẩm giàu lưu huỳnh : Lưu huỳnh cũng làm giảm viêm khớp và tái tạo mô. Các thực phẩm nhiều lưu huỳnh như: hành tây, tỏi, măng tây và bắp cải…

+ Thức ăn giàu chất chống oxy hóa như các loại trái cây, rau quả: dưa hấu, đu đủ, bơ, dứa…

+ Những loại thức ăn giàu chất xơ: Giúp  kiểm soát sự thèm ăn, có lợi cho tiêu hóa, làm giảm nguy cơ các bệnh khác nhau và các biến chứng. Các loại này bao gồm: các loại rau, trái cây, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt, quả óc chó…

– Để khớp ít bị viêm, đau cũng cần tránh một số thực phẩm chứa quá nhiều đường, các loại ngũ cốc tinh chế như lúa mì, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói…

+ Tránh các đồ ăn cay, nóng

+ Tránh sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê…

4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động

– Chế độ nghỉ ngơi: cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các công việc nặng, công việc gắng sức.

– Chế độ vận động:

Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, Có thể áp dụng bài tập : Hai chân rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn. Cánh tay và đùi tạo song song và vuông góc với mặt sàn. Cong lưng, hóp bụng, cằm ghì vào xương ức, giúp giãn tối đa các đốt sống cổ. Kéo cằm sang phải giữ nguyên trong 20 giây rồi trở về vị trí cằm thẳng về phía trước. Tiếp đến  lại tiến hành kéo cằm sang phải và cũng giữ nguyên trong 20 giây. Lặp lại 5 lần với bài tập này để giúp vùng cổ, vay gáy linh hoạt.

4.3. Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện

Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ :

+ Điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt

Phối hợp với kỹ thuật viên thực hiện đầy đủ các thủ thuật như điện châm, xoa bóp, bấm huyệt , thủy châm …

Nghỉ ngơi ,vận động nhẹ nhàng, vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng nước ấm.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

Phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt… đều phải đúng tư thế.

– Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.

– Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

– Đi khám lại khi có triệu chứng tái phát: Đau, mỏi nhiều, hạn chế cử đọng vùng: vai, cổ, gáy…

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here