CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

0
4992
  1. Nội dung sức khỏe sinh sản

1.1. Đại cương về sức khỏe sinh sản

Sức khỏe sinh sản là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất tinh thần và xã hội chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật mà còn là sự antoàn về sức khoẻ tình dục nữa, vì thế việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản là vấn đề không thểthiếu được trong đời sống xã hội hiện nay, mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Vì thế chúng ta cần quan tâm những vấn đề cụ thể như sau:

1.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản

  1. Thực hiện tốt làm mẹ an toàn, chăm sóc sàng lọc trước sinh, khám thai định kỳ, mục đích theo dõi sức khoẻ bà mẹ và quá trình phát triển thai nhi, phát hiện dị tật sơ sinh, bệnh tật mẹ và xử trí kịp thời những tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sau sinh. Trong thời gian này thai phụnên được nghỉ ngơi, tránh lao động nặng và làm việc quá sức, vệ sinh thai nghén, ăn uống dinh dưỡng tránh ăn những thức ăn có chất kích thích như càphê, rượu, bia, các chất cay, và thức ăn có nhiều muối. Làm tốt vấn đề này chúng ta yên tâm là có những đứa con thông minh khoẻ mạnh và phát triển.
  2. Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, hiện nay các biện pháp tránh thai đều mang lại hiệu quả tránh thai cao, và có sẳn nhiều phương tiện tránh thai tại các cơ sở y tế như: Vòng tránh thai, thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc cấy, bao cao su và đình sản và mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con.
  3. Khám phụ khoa định kỳ 3, 6 tháng một lần, phát hiện sớm viêm nhiễm để điều trị kịp thời, soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thực hiện tốt những vấn đề trên nhằm bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho cả mẹ và con, giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong sơ sinh và tử vong mẹ. Đồng thời để có thời gian chăm sóc nuôi dạy chúng nên người, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.

– Khám thai định kỳ, thực hiện tốt sàng lọc sơ sinh.

– Kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của mỗi cặp vơ chồng

– Hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn

– Dừng lại ở hai con để nuôi, dạy cho tốt.

– Nam giới cũng có trách nhiệm như phụ nữ trong việc thực hiệnkế hoạch hóa gia đình và nuôi dạy con cái.

– Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống

– Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

– Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

–  Khỏe mẹ, khỏe con, gia đình hạnh phúc.

– Vì hạnh phúc tương lai của chính mình, hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản.

– Dân số ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

Vì vậy, mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội cần thực hiện mô hình gia đình ít con, no ấm, hạnh phúc.

  1. Kế hoạch hóa gia đình

2.1. Khái niệm

– Kế hoạch hoá gia đình: Kế hoạch hoá gia đình là sự nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng tự nguyện quyết định:

+ Khi nào có con?

+ Khoảng cách giữa hai lần sinh.

+ Số con mong muốn.

+ Khi nào thì dừng không sinh đẻ nữa.

– Biện pháp tránh thai chủ động: Là các biện pháp ngăn ngừa không cho tinh trùng gặp noãn báo, do đó không có sự thụ thai diễn ra. Ví dụ: Thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung, bao cao su…

Một số biện pháp tránh thai phổ biến

– Biện pháp tránh thai thụ động: Khi ngưòi phụ nữ có thai nhưng vì điều kiện kông để đẻ, người ta dùng bơm hút chân không hoặc dùng thuốc… để phá bỏ thai gọi là BPTT thụ động.

2.2. Tầm quan trọng của công tác KHHGĐ

Nếu làm tốt công tác KHHGĐ sẽ có ích lợi:

– Đối với sức khoẻ bà mẹ và trẻ em:

+ Tránh hao tổn sức khoẻ cho bà mẹ trong những lần sinh nở.

Tránh được bệnh do bà mẹ cai sữa sớm. Bà mẹ đẻ ít con sẽ được chăm sóc tốt hơn.

+ Khi người phụ nữ đã trưởng thành thì sinh con và chăm sóc con tốt hơn.

+ Khoảng cách hai lần sinh hợp lý tạo điều kiện chăm sóc trẻ tốt hơn, bà mẹ hồi phục sức khoẻ tốt hơn sau sinh.

+ Đẻ ít sẽ cải thiện được chăm sóc thể chất, tinh thần cho mẹ và con tốt hơn.

– Đối với gia đình:

+ Giảm chi phí hàng ngày, ngăn ngừa sự nghèo đói do đông người.

+ Có điều kiện mua sắm trang thiết bị tốt hơn cho gia đình.

+ Các thành viên trong gia đình được chăm sóc tốt hơn, có thời gian và điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi và giải trí, học tập được tốt hơn

+ Cuộc sống gia đình yên ấm, hoà thuận và hạnh phúc hơn.

– Đối với cộng đồng và xã hội:

+ Tránh được đông dân, chật chội, giảm đói nghèo.

+ Bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường sống tốt hơn.

+ Làm giảm nhu cầu về gánh nặng về nhu cầu giáo dục, nhà ở, chăm sóc y tế, giao thông, việc làm và ô nhiễm môi trường.

+ Góp phần xây dựng đất nước phát triển, văn minh dân chủ.

2.3. Đối tượng của KHHGĐ

Mọi thành viên trong xã hội trong lứa tuổi sinh đẻ (15-49) đều là đối tượng của KHHGĐ. Nhưng với điều kiện thực tế ở Việt nam ta tập trung vào các đối tượng như sau:

– Phụ nữ từ 15- 49 có chồng.

– Phụ nữ có chồng nhưng dưới 22 tuổi mặc dù chưa sinh lần nào.

– Những phụ nữ đã có một con trở lên.

– Nam giới trong lứa tuổi sinh đẻ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here