- Đại cương
Gãy xương là một cấp cứu ngoại khoa. Tuy nhiên nếu không được cấp cứu kịp thời vào điều trị đúng sẽ để lại nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc và làm giảm chất lượng cuộc sống, khả năng lao động của bệnh nhân sau này.
- Nguyên nhân
Hầu hết các gãy xương là do chấn thương, do lực uốn bẻ (hoặc xoắn vặn, hoặc cả hai), trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
Nếu một xương có bệnh (viêm, u…) bị gãy được gọi là gãy xương bệnh lý hay còn gọi là gãy xương tự nhiên.
Ngoài ra các chấn thương tuy nhẹ, nhưng lặp đi, lặp lại nhiều lần gây gãy xương được gọi là gãy xương do stress.
- Triệu chứng
Tùy từng vị trí chấn thương mà bạn có thể quan sát và nhận biết được tổn thương này. Một số biểu hiện thường gặp khi bị gãy xương là:
Cảm giác đau đớn, nhất là khi ấn vào ổ xương bị gãy thì rất đau nhói.
Nhìn thấy vết thương ở da: vùng da trên ổ gãy bị bầm tím nếu bệnh nhân đến muộn 24 – 48 giờ thường do tai nạn.
Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy gồ lên ở dưới da (đối với gãy xương kín). Gãy xương hở dễ nhận thấy hơn khi tại vị trí gãy da bị rách và xương có thể thông ra bên ngoài.
Cử động tại vùng gãy bị giới hạn hoặc có thể bị bất động.
Nghe thấy tiếng lạo xạo tại vị trí xương gãy, chi gãy bị sưng nề, tràn dịch khớp…
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Nếu bệnh nhân mổ chi dưới, phải gây tê tủy sống thì hướng dẫn bệnh nhân tạm nhịn ăn uống trong 6 giờ đầu sau mổ.
Sau 6 giờ đầu Để kích thích tiết dịch vị và hệ tiêu hóa sớm hoạt động trở lại, người bệnh nên sớm ăn uống, bắt đầu từ việc uống nước, sữa, cháo loãng hoặc súpcung cấp nhiều chất có nhiều vitamin và nhất là giàu protid vàcác khoảng chất như Kẽm, Magiê,calci.Đến khi trung tiện được, cần tăng dần số lượng và mức độ đặc của đồ ăn, ăn chất dễ tiêu, dễ hấp thu, thức ăn nên có tính chất nhuận tràng giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng.
Những thực phẩm tốt cho người bị gãy xương bao gồm:
Thực phẩm giàu chất canxi. Người bệnh gãy xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, ăn cá hồi, vừng, cải bắp. Vì canxi có tác dụng giúp cho phản ứng sinh hóa tạo nên xương mới.
Thực phẩm nhiều chất magie. Người bệnh gãy xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu megie như chuối, rau xanh, cá chép, cá trích, cá thu, tôm, sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, bánh mỳ. Vì magie cũng có tác dụng giúp cho phản ứng sinh hóa tạo nên xương mới.
Thực phẩm giàu chất kẽm. Người bị gãy xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như cá biển, hải sản, hạt bí ngô, hạt hướng dương, đậu đỗ, nấm, ngũ cốc. Vì kẽm có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động và tăng hấp thụ canxi.
Thực phẩm chứa nhiều photpho. Người bệnh gãy xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu photpho như cá muối, đậu, lòng đỏ trứng, pho mát, bí ngô. Vì photpho cũng là chất cần thiết trong quá trình tái tạo xương mới.
Thực phẩm giàu Axit folic. Để cấu tạo và tái tạo lại phần xương gãy nhanh thì người bệnh nên ăn thực phẩm nhiều Axit folic như chuối, đậu, rau xanh, cam quýt.
4.2. Chế độ luyện tâp
Chế độ vân động sớm tránh hạn chế vận động khớp gối, khớp cổ chân tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình liền xương.
Tùy thuộc vào độ tuổi, vị trí xương gãy, loại gãy, bệnh lý kèm theo, phương pháp điều trị, đặc điểm xương, thời gian bất động mà có những bài tập cũng như mức độ, cường độ, tập luyện khác nhau.
Tập vận động khớp: Do chấn thương khớp bị bất động lâu sẽ bị co cứng do cơ ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại. Có thể tập co duỗi khớp cổ chân sớm sau 24 đến 48 giờ sau phẫu thuật, mỗi lần tập10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần.
Tập đi: Trong thời gian sau phẫu thuật hướng dẫn tập sớm sau 24-48 giờ đầu, gấp duỗi chủ động sau 10-12 ngày,dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền hẳn, dùng gậy chống khi xương đã liền vữngsau 8-10 tuần. Ở thời kỳ xương liền vững, tỳ không đau ở chỗ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện
Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị là vấn đề cốt lõi của thành công. Để điều trị thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh
Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.
Kiên trì điều trị.
4.4. Hướng dẫn cách phòng chống yếu xương, gãy xương và chăm sóc sau khi ra viện
– Thực hiện chế độ ăn nhiều chất có nhiều vitamin trong đó đặc biệt là vitamin D, giàu protid vàcác khoảng chất như Kẽm, Magiê,calci…
– Có chế độ vận động phù hợp (tập vận động khớp, tập đi) theo từng giai đoạn phục hồi, Đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần/ngày
– Chủ động phòng tránh ngã.
– Kiểm tra mật độ xương để xác định mức độ nguy cơ và có hướng điều trị cải thiện xương thích hợp.
– Khám bệnh định kỳ sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.