CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ GLOCOM

0
1960
  1. Đại cương

Giữa thủy tinh thể và giác mạc có một lớp chất lỏng gọi là thủy dịch. Các chất dịch này được luân chuyển thường xuyên ra khỏi mắt qua kênh thoát dịch nhỏ gọi là vùng bè. Khi thủy dịch bị dồn ứ lại, do hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn, sẽ dẫn đến tăng nhãn áp, gây ra bệnh Glocom.

*Các dạng bệnh Glocom

Glocom có các dạng chính sau đây:

– Glaucoma góc đóng (tăng nhãn áp cấp tính): diễn ra đột ngột, người bệnh thường có cảm giác đau đớn và giảm thị lực nhanh chóng. Nguyên nhân là do góc thoát thủy dịch bị đóng lại.

– Glaucoma góc mở nguyên phát (tăng nhãn áp mạn tính): là dạng phổ biến nhất, tiến triển rất chậm, do kênh thoát nước bị tắc nghẽn.

– Glaucoma góc mở thứ phát: là biến chứng sau khi bị khối u, đái tháo đường, đục thủy tinh thể hoặc do viêm màng bồ đào…

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh Glocom không rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau, bạn sẽ có khả năng tiến triển tăng nhãn áp cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường:

– Tuổi: Những người trên 60 tuổi có nguy cơ cao phát triển bệnh.

– Chủng tộc: Dân cư khu vực Đông Á bị bệnh Glocom nhiều hơn so với người da trắng.

– Mắc các bệnh về mắt như bong võng mạc, viêm nhiễm, khối u trong mắt…

– Tác dụng phụ của một số thuốc khi sử dụng dài ngày như nhóm corticoids (prednisolon), kháng sinh…3. Triệu chứng

Đau mắt là triệu chứng thường gặp khi bị bệnh Glocom. Ngoài ra, những dấu hiệu và triệu chứng của hai dạng Glocom góc đóng và góc mở khá khác nhau.

* Glocom góc đóng:

– Đau mắt nặng, thường kèm theo buồn nôn, nôn.

– Mờ mắt, mắt bị đỏ.

– Nhìn vào nguồn sáng (bóng đèn tròn) thấy hào quang nhiều màu bao xung quanh.

– Xuất hiện đột ngột, đột ngột gây giảm hoặc mất thị lực.

* Glocom góc mở:

– Khả năng nhìn tập trung vẫn rõ nhưng xung quanh tầm nhìn bị mờ dần đi. Bệnh thường xuất hiện ở cả hai mắt

– Bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có cảm giác mình đang nhìn qua một đường hầm, ở giữa sáng nhưng xung quanh tối tăm.

4. Giáo dục sức khỏe

Ngay sau phẫu thuật, bạn có thể cảm nhận mắt bị đỏ và sưng lên đôi chút, mí mắt cũng có thể bị sụp xuống khiến bạn cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ qua đi trong vòng vài tuần đầu tiên nên bạn đừng quá lo lắng.

4.1. Chế độ dinh dưỡng

– Người bệnh ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đăc biệt nên ăn các thực phẩm chứa nhóm chất chống oxy hóa: cà chua, củ cải, khoai tây, bông cải xanh, cà rốt, thịt đỏ, măng tây, cà chua, bắp ngô…; các thực phẩm chứa vitamin nhóm B: cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá cơm, nấm, hạt hướng dương, đậu phộng, hạnh nhân, trứng,…

Những thực phẩm tốt cho mắt

– Bên cạnh đấy có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây hại cho mắt mà chúng ta nên hạn chế, bao gồm:

Đường, chất làm ngọt, soda, bánh kẹo, bột mì, mì ống… thường được tiêu hóa, hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng gây gia tăng lượng đường trong máu.

Rượu, bia, cà phê và các chất kích thích có thể gây “stress oxy hóa” hình thành các gốc tự do ảnh hưởng tiêu cực tới mắt.

Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể gấp 2 lần so với người không hút thuốc và tỷ lệ này là 3 lần ở những người nghiện thuốc lá.

4.2. Chế độ nghỉ ngơi, vận động

– Sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh các hoạt động nặng, gắng sức như bơi lội, chơi tennis, chạy bộ hoặc các môn thể thao khác. Hạn chế động tác cúi đầu trong 2-3 tuần đầu.

– Mắt cũng cần thời gian để “tĩnh dưỡng” trước khi quay trở lại công việc. Người bệnh có thể thực hiện các công việc đơn giản, nhẹ nhàng, có thể đi làm sau 2 tuần. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải mang vác nhiều, thường xuyên phải cúi xuống hoặc trong môi trường khắc nghiệt, khói bụi, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời… bạn sẽ phải nghỉ ngơi lâu hơn từ 1-2 tháng.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

– Phải nhỏ thuốc mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ (1 giọt/giờ x 10 lần/ ngày…), nếu bệnh nhân có nhiều loại thuốc nhỏ mắt thì thời gian nhỏ cách nhau (30 phut – 1h), nhỏ lần lượt các loại thuốc theo đúng hướng dẫn của nhân viên tế, vệ sinh tay trước và sau khi nhỏ thuốc. Không được tự ý mua thuốc nhỏ khi chưa có đơn của bác sỹ.

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân khác, Tránh lây truyền chéo bệnh. Sau khi giặt khăn mặt phơi chỗ thoáng có ánh sáng mặt trời.

– Hạn chế xem điện thoại, Tivi để cho mắt không bị kích thích.

– Không được tự ý bỏ băng gạc che mắt, khi ra ngoài ánh sáng phải mang kính bảo hộ.

Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

– Việc người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt (có thành phần corticoid), không có chỉ định của bác sĩ khiến cho mắt có thể bị glocom do tra corticoid

– Để hạn chế nguy cơ mù lòa do glocom, các bác sĩ khuyến cáo, người dân ở độ tuổi ngoài 40 cần phải chủ động khám mắt định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Với nhóm đối tượng có nguy cơ cao thuộc dạng glocom thứ phát cần phải thực hiện khám mắt định kỳ 3 tháng đến 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị.

– Khi bị đau mắt người bệnh phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa về mắt khám và điều trị, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhỏ tại nhà, tránh các biên chứng đáng tiếc xẩy ra.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here