CAI NGHIỆN TẠI NHÀ PHẢI CHUẨN BỊ NHỮNG ĐIỀU GÌ?

0
1500

Hiện nay, nhà nước khuyến khích người nghiện, tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình bởi hình thức này được đánh giá có nhiều ưu điểm và đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên để cai nghiện thành công và tránh trường hợp tái nghiện, bên cạnh sự hỗ trợ từ gia đình cộng đồng, quyết tâm của người cai nghiện vẫn là quan trọng nhất.

Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.

Hiện nay, nghiện ma túy được coi là một căn bệnh của não bộ và cần được chữa trị kịp thời. Xã hội cũng dần cảm thông và tạo mọi điều kiện cho người sử dụng ma túy được điều trị căn bệnh của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, áp lực vô hình của xã hội đối với người sử dụng ma túy vẫn còn tồn tại. Người sử dụng ma túy thường phải nhận những ánh mắt xa lánh, kỳ thị của những người xung quanh khi họ công khai mình là người nghiện. Vì vậy, với hình thức cai nghiện tại gia đình, người sử dụng ma túy có thể yên tâm vì vấn đề tế nhị này chỉ có họ, những người thân trong gia đình và những cán bộ phụ trách tại địa phương mới biết.

Và chỉ chọn cai nghiện tại gia đình khi chắc chắn là khi đã đáp ứng tốt các việc sau đây:

Tìm một không gian sống yên tĩnh: Yếu tố đầu tiên người cai nghiện ma túy chọn tìm một nơi yên tĩnh, tránh xa những bạn nghiện hay những nơi khiến họ dễ hút chích ma túy trở lại.

Nhờ bạn bè và gia đình hỗ trợ chăm sóc: Yếu tố này cực kỳ quan trọng, nó tác động rất lớn tới tâm lý cai nghiện ma túy tự nguyện của người đó. Do đó, chú ý giữ liên lạc với những người này để họ luôn chăm sóc bạn trong thời gian cai nghiện.

Gặp gỡ nhân viên tư vấn cai nghiện làm việc tại những trường cai nghiện ma túy uy tín hay các đơn vị ở địa phương phòng chống ma túy: Cách này sẽ giúp những người cai nghiện ma túy vượt qua quá trình cai nghiện nhanh chóng và đảm bảo an toàn hơn.

Trong quá trình cai nghiện ma túy tại nhà, người cai nghiện thường gặp các trường hợp như sau:

Thèm thuốc, căng thẳng và cơ thể đau đớn khó chịu: Thèm thuốc, căng thẳng: Thời gian này, người cai nghiện ma túy nên áp dụng một số bài tập đơn giản như tập hít thở để giúp tinh thần họ đỡ mệt. Tiếp đó, họ hãy nhớ tới những câu chuyện vui, những việc tốt đẹp để cắt cơn nghiện ma túy, từ từ biến mất cảm giác khó chịu lúc không dùng ma túy.

Cơ thể đau đớn khó chịu: Người cai nghiện ma túy thường cảm thấy đau lưng, tay chân và những cơn đau nhức đó sẽ từ từ giảm dần. Trong quá trình này, để giảm đau đớn do cảm giác thèm ma túy, những người cai nghiện có thể sử dụng một số liệu pháp như xông hơi, ngâm chân, massage cơ thể và tập luyện các môn thể thao họ thích. Khi ấy, cai nghiện ma túy hiệu quả và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Rối loạn tiêu hóa, bài tiết và khó ngủ: Rối loạn tiêu hóa, bài tiết: Để hạn chế phiền phức này thì những người nghiện ma túy hãy tránh chế độ ăn nhiều món dầu mỡ, giảm bớt đồ uống có gas vì chúng khiến bạn khó tiêu hóa và dễ nôn mửa.

Khó ngủ: Những người cai nghiện ma túy tại nhà được sử dụng những dược phẩm như là: Valium, Temesta, theralene, … Chỉ là, các dược phẩm này cũng khiến người nghiện dễ bị phụ thuộc nên phải sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn. Phương án khắc phục chứng khó ngủ trong quá trình cai nghiện ma túy tốt nhất là chỉ leo lên giường nếu các bạn thật sự thấy buồn ngủ. Mặc dù bạn ngủ muộn như thế nào đi chăng nữa cũng nhất định phải thức dậy đúng giờ, từ đó luyện tập thói quen ngủ sớm thì dậy sớm.

Thủ tục đăng ký cai nghiện tại nhà

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện cụ thể như sau:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là người nghiện ma túy) phải đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp, người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi người nghiện ma túy tham gia điều trị hoặc chấm dứt điều trị, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện đó đăng ký để quản lý hoặc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.

– Địa điểm cai nghiện tự nguyện:

+ Tại gia đình, cộng đồng;

+ Tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

– Hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện gồm:

+ 01 bản đăng ký cai nghiện tự nguyện theo Mẫu số 22 Phụ lục II Nghị định này;

+ 01 bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;

+ 01 bản phôtô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) của người nghiện ma túy.

– Trình tự thực hiện đăng ký cai nghiện tự nguyện:

+ Người nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này tại điểm tiếp nhận đăng ký cai nghiện của Ủy ban nhân dân cấp xã; xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân để đối chiếu.

+ Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu giấy tờ tùy thân và vào sổ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo Mẫu số 23 Phụ lục II Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn người đăng ký hoàn thiện, bổ sung hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện.

Thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình được quy định cụ thể như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình cụ thể như sau:

– Người cai nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy có trách nhiệm:

+ Thực hiện cai nghiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cai nghiện tự nguyện hoàn thiện kế hoạch cai nghiện và thực hiện kế hoạch cai nghiện với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ và trợ giúp của gia đình. Tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện kế hoạch cai nghiện ma túy của cá nhân;

+ Trả chi phí sử dụng dịch vụ cai nghiện tự nguyện cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ theo hợp đồng sử dụng dịch vụ.

– Gia đình và người đại diện hợp pháp của người cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:

+ Quản lý, hỗ trợ, động viên người cai nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện;

+ Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, tâm lý; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em tham gia học tập (đối với người dưới 18 tuổi), học nghề, tạo việc làm, sinh kế giúp người cai nghiện hòa nhập cộng đồng, xã hội;

+ Trả chi phí cai nghiện theo hợp đồng sử dụng dịch cai nghiện (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi).

– Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:

+ Thông báo công khai, minh bạch về loại dịch vụ, quy trình thực hiện dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ đối với người cai nghiện, gia đình người nghiện;

+ Tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn người cai nghiện xây dựng kế hoạch cai nghiện theo quy trình cai nghiện quy định tại Chương III Nghị định này;

+ Thực hiện đúng quy định chuyên môn theo quy trình cai nghiện, chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ cung cấp;

+ Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ, hoàn thành dịch vụ.

Một con số vô cùng khó tin chính là có đến 90% những người đã từng nghiện ma túy tái nghiện sau đã cai nghiện thành công. Chính vì lẽ đó, sau khi cai, người từng nghiện nhất định phải chuẩn bị cho chính mình một phương hướng nào đó để không lâm vào cảnh nghiện lại ma túy.

Trước mắt họ có thể thử cùng tham dự những hoạt động tổ chức du lịch, hoạt động xã hội để dễ dàng tái hòa nhập với môi trường xã hội nơi họ đang sống. Lúc đã đủ tự tin, người nghiện có thể làm với công việc trước đó hoặc là có thể học ở những trung tâm dạy nghề chẳng hạn./.

(Nguồn: Sưu tầm)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here