- Đại cương về tăng ha
Là trình trạng HA tối đa trên 140 mmHg tối thiểu trên 90 mmHg, bệnh thường gặp ở nhóm người cao tuổi và đến nay có xu hướng trẻ hóa, nếu không được kiểm soát tốt HA sẽ gây nhiều hậu quả năng nề như suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.
THA rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”.
THA làm tăng gánh nặng cho tim và hệ thống động mạch, nếu quá trình này diễn biến lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.
Tăng huyết áp cũng thúc đẩy và gây ra xơ vữa động mạch. Đây là một bệnh lý nguy hiểm dẫn tới nhiều biến chứng tim mạch (như tai biến mạch não; nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành mạn tính, bệnh động mạch chủ hoặc động mạch ngoại vi …).
Người bị tăng huyết áp không được kiểm soát thì nguy cơ gây ra các biến chứng cấp tính, âm thầm và do vậy không những nguy hiểm đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
- Nguyên nhân của tăng huyết áp
– 90% không rõ nguyên nhân.
– Tuy nhiên có những Yếu tố nguy cơ làm tăng mức độ bệnh tăng HA có thể điều chỉnh được:
+ Thừa cân và Béo phì: Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.
+ Ăn nhiều muối: làm tăng huyết áp ở một số người.
+ Hút thuốc lá gây co mạch và tăng xơ vữa mạch.
+ Rượu: uống rượu nặng và thường xuyên có thể gây THA đột ngột.
+ Thiếu vận động: một cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân và làm tăng nguy cơ bị THA.
+ Stress: làm tăng mức độ bệnh tăng HA
– Yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được
+ Di truyền: tăng huyết áp có xu hướng di truyền. Nếu bố mẹ hoặc những người thân của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.
+ Tuổi: Nhìn chung, tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp. Đàn ông thường bắt đầu bị tăng huyết áp từ 35-50. Phụ nữ có thể bị tăng huyết áp sau mãn kinh.
+ Bệnh tăng HA là hậu quả của bệnh lý khác như bệnh thân, bệnh cường giáp….
- Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân có thể nhức đầu, mất ngủ, hoa mắt, tim đập mạnh tuỳ từng giai đoạn.
Đo huyết áp phát hiện huyết áp tăng, có thể cả tối đa và hoặc tối thiểu
Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp
Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ… ( đặc biệt là cá: cá ăn ít nhất 3-4 lần/ tuần, chọn các loại cá da trơn), nên ăn cá luộc và đậu phụ nhiều bữa trong tuần, sử dụng cá và gia cầm thay thế thịt càng thường xuyên càng tốt (cá 3 lần/ tuần); dùng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng).
Rau xanh, quả chín: ăn đa dạng các loại, đặc biệt sử dụng thực phẩm giàu kali, magie. như cam, chanh, chuối, rau bắp cải, rau khoai lang, rau mồng tơi;
Có thể sử dụng thêm tâm sen, lá vông, hoa hòe để an thần.
Dùng nước râu ngô, bông mã đề để lợi tiểu.
Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: < 5g muối/ ngày.
Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm.
Không nên sử dụng mì chính, bột nêm vào quá trình chế biến món ăn.
Bên cạnh đó hạn chế các thực phẩm như:
+ Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: ví dụ mì tôm, các loại bành mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC…, các loại bánh ngọt.
+ Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối…
+ Phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ.
Thực phẩm không nên dùng: Mì chính, các chất kích thích: rượu, bia, cà phê…
10 thực phẩm người tăng huyết áp nên ăn
Thực phẩm không nên ăn ở người tăng huyết áp
4.2. Chế độ vận động, nghỉ ngơi
Ngủ đủ giấc, tránh stress, bỏ hút thuốc, không dùng các chất kích thích khác, nên tập thể dục 30 phút/ngày, ngồi thiền và luôn giữ tâm trạng thư thái, vui vẻ
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị là vấn đề cốt lõi của thành công. Để điều trị thành công tăng huyết áp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh
Uống thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.
Kiên trì điều trị.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
– Tránh béo phì, tăng hoạt động thể lực, thay đổi lượng muối trong chế độ ăn (< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 5g muối ăn natri clorid). Thay đổi thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá giảm dần từ nhiều xuống ít và cuối cùng là từ bỏ những thói quen xấu.
– Theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và thuốc nhằm hạn chế các biến chứng sảy ra.
– Giải thích cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó.
Nắm rõ chỉ số huyết áp của bản thân(Tự đo huyết áp tại nhà): Chỉ số 140/90 mmHg hoặc thấp hơn mới là an toàn cho bệnh nhân cao huyết áp. Nên đo huyết áp hàng ngày, vào thời điểm nhất định, tư thế nhất định(năm hoặc ngồi), Thời điểm lý tưởng nhất là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, nên đánh giá HA trước và sau khi uống thuốc.
Khám bệnh theo đúng hẹn của bác sỹ.
Khi thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, mệt nhiều…cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.