BỆNH SỞI LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

0
8

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (virus Polinosa morbillorum) gây ra, bệnh có thể gây các biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, người lớn chưa tiêm hoặc tiêm phòng không đầy đủ cũng có nguy cơ mắc. Vì vậy, việc hiểu và nhận thức về bệnh sởi là rất quan trọng để có thể phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cộng đồng.

  1. Đường lây truyền của bệnh sởi
  • Không khí
  • Giọt bắn hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết hô hấp.
  1. Những người có nguy cơ mắc bệnh sởi

– Chư được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ.

– Tiêm đủ liều nhưng không đáp ứng miễn dịch.

– Trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Bệnh sởi gây phát ban trên da

  1. Triệu chứng của bệnh sởi

Thể điển hình

* Giai đoạn ủ bệnh: từ 7 đến 21 ngày, triệu chứng xuất hiện sau khi phơi nhiễm 10-14 ngày.

* Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): Từ 2-4 ngày với các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

* Giai đoạn toàn phát: kéo dài từ 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày, người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì tan biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ, dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì sốt bắt đầu giảm dần.

* Giai đoạn phục hồi: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn xẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Phát ban sởi có các đốm đỏ, loang lổ, hơi nổi lên nhưng ít gây ngứa

Thể không điển hình

Biểu hiện lâm sàng: Sốt nhẹ thoáng qua.

Viêm long nhẹ, phát ban ít. Hoặc cũng có thể sốt cao liên tục.

Phát ban không điển hình.

Phù nề tứ chi.

Thường có viêm phổi nặng kèm theo.

  1. Biến chứng của bệnh

Bệnh sởi là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gặp các biến chứng bệnh sởi nguy hiểm sau:

-viêm phổi.

– Biến chứng tai – mũi – họng: Viêm tai giữa cấp là biến chứng phổ biến nhất của bệnh Sởi. Viêm xoang và viêm xương chũm cũng có thể xảy ra. Có thể có áp xe sau họng liên quan đến Sởi.

* Biến chứng thần kinh: Co giật do sốt cao, Viêm não do sởi…

* Biến chứng đường tiêu hóa: Tiêu chảy và nôn trớ thường gặp trong giai đoạn cấp tính. Mất nước có thể xảy ra do giảm lượng thức ăn đưa vào liên quan đến viêm miệng, tiêu chảy, hoặc cả hai, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

  1. Dự phòng và quản lý lây nhiễm

Người bệnh Sởi phải được hạn chế tiếp xúc tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua không khí, giọt bắn hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp.

Thời gian hạn chế tiếp xúc từ lúc nghi mắc Sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban. Đối với người suy giảm miễn dịch, cân nhắc thời gian cách ly dài hơn.

Người bệnh nằm phòng thoáng, thông khí tốt.

Không để người bệnh Sởi trong thời gian hạn chế tiếp xúc tham gia các sinh hoạt tập thể.

Đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng giảm bớt nguy cơ biến chứng.

Người chưa có tiêm phòng Sởi, người không mắc bệnh thì không nên tiếp xúc với người bệnh Sởi. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc: mang khẩu trang và vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Nhân viên y tế: cần được tiêm phòng Sởi đầy đủ nếu không có chống chỉ định. Hạn chế việc tiếp xúc gần khi không cần thiết. Khi cần tiếp xúc thì mang khẩu trang có độ lọc cao và vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Sử dụng vắc xin Sởi đơn hoặc vắc xin có thành phần Sởi kết hợp rubella hoặc kết hợp với quai bị và rubella. Lịch tiêm theo chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Tiêm vắc xin phòng Sởi cho các đối tượng khác hoặc khi có đợt bùng phát dịch Sởi theo khuyến cáo và hướng dẫn của từng địa phương.