- Đại cương
Bệnh viêm kết mạc hay có tên là bệnh đau mắt đỏ, bệnh thường xảy ra vào mùa xuân hè, có thể lây lan thành dịch. Bệnh có thể điều trị và phòng tránh được.
Hình ảnh mắt bị viêm kết mạc
Nguyên nhân
Do virus: Là nguyên nhân hay gặp nhất, trong đó khoảng 80% là Adenovirus. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân.
Do vi khuẩn: Bao gồm các loại vi khuẩn như tụ cầu, Hemophilus influenza… bệnh lây qua tiếp xúc dịch tiết hay vận dụng có dính dịch tiết chạm vào mắt. Có thể gây tổn thương nặng khi không được điều trị
Do tác nhân gây dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phân hoa, thuốc…): Xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng, bệnh thường xuất hiện tái đi tái lại có thể xuất hiện theo mùa. Không lây và muốn điều trị dứt điểm phải tìm được tác nhân gây dị ứng.
- Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh thay đổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh:
3.1. Triệu chứng viêm kết mạc do virus
Bệnh lây lan nhanh có thể thành dịch
Kết mạc mắt đỏ
Ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm mắt
Phù mi, xuất hiện giả mạc ở mắt
Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch.
Khi có biến chứng: cảm giác chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc.
Có thể bị một hoặc hai bên
3.2. Triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn
Xuất hiện gỉ mắt màu xanh hay vàng dính 2 mi mắt khi thức dậy
Ngứa, chảy nước mắt
Xuất hiện gỉ mắt màu xanh hay vàng dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng
Kết mạc mắt đỏ
Trường hợp nặng gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.
Có thể bị một hoặc cả hai bên mắt.
Triệu chứng của viêm kết mạc mắt
3.3. Triệu chứng viêm kết mạc do dị ứng
Bệnh có thể xuất hiện theo mùa, hay tái phát.
Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều.
Thường kèm theo viêm mũi dị ứng
Bệnh xảy ra ở cả hai mắt
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân viêm kết mạc nên bổ sung Vitamin A tự nhiên: đây là Vitamin vô cùng tốt cho mắt, tăng cường thị lực và khả năng phân biệt màu sắc của bạn. Các loại trái cây giàu Vitamin A như cà rốt, bí rợ, đu đủ các loại rau đậm màu như súp lơ, cải bẹ xanh…
Tăng cường Vitamin C từ thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày: chống lại quá trình nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây mang vị chua, dâu tây và mật ong.
Bổ sung Vitamin B2 từ thực phẩm tự nhiên vì đây là loại vitamin giúp tăng cường thị giác, khống chế các phản ứng oxy hóa không tốt cho cơ thể. Để bổ sung Vitamin B2 bạn có thể ăn các loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt… hay bổ sung thêm từ sữa.
Uống đủ nước hàng ngày để mắt không bị khô.
Bên canh đó, trong chế độ ăn người bệnh cần:
– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều ớt, hạt tiêu
– Không sử sụng các chất kích thích: rượu, bia…
Mỡ động vật chứa nhiều chất béo no, không tốt cho mắt
Đồ ăn tanh như cá, mực, tôm, cua…. có thể tác động xấu vào tình trạng của mắt
Hạn chế tiêu, ớt, tỏi, hành tây trong khẩu phần ăn
4.2. Chế độ nghỉ ngơi, vận động
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly khoảng 5 – 7 ngày và dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa.
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện
+ Phải nhỏ thuốc mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ ( 1 giọt/giờ x 10 lần/ ngày…..). Khi thấy có vấn đề bất thường: mắt đau, nhức, chói, cộm…nhiều cần báo cáo nhân viên y tế.
Nhỏ thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ
+ Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân khác, tránh lây truyền chéo sang bệnh nhân khác. sau khi giặt khăn mặt phơi chỗ thoáng có ánh sáng mặt trời.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
Đường lây của bệnh viêm kết mạc mắt
– Sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng trong nhà và nơi học tập làm việc
– Không dụi mắt, che miệng mũi khi hắt hơi.
– Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
– Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng, cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ khi có các triệu chứng khó chịu ở mắt.
– Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất…
Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hoá chất
– Hạn chế đi bơi trong giai đoạn có dịch bệnh.
– Dùng thuốc đúng cách để tránh biến chứng của bệnh.
– Khi có trẻ đau mắt cần cho nghỉ học cách ly tại nhà từ 3-5 ngày để tránh lây lan bệnh trong trường học.
– Tăng cường bổ sung vitamin A, C, E…
Nên đi đến bệnh viện nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây về mắt: đau, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng…