Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng loại protein C phản ứng trong máu, liên quan trực tiếp đến tổn thương viêm và nhiễm trùng mà cơ thể gặp phải. Xét nghiệm này được chỉ định khi cần theo dõi bệnh lý viêm, tốc độ hồi phục tổn thương cũng như phát hiện sớm nhiễm trùng nghiêm trọng.
1. Chức năng của CRP:
– CRP( C- reactive protein) là glycoprotein thuộc β globulin, trọng lượng phân tử 115kDa, nồng độ <2mg/L.
– CRP là một trong những protein pha cấp phản ứng mạnh nhất tham gia hoạt hóa hệ thống miễn dịch không đặc hiệu qua họat hóa chuỗi các phản ứng bổ thể.
2. Ý nghĩa lâm sàng
– Nồng độ CRP có thể tăng lê đến 1000 lần sau khi bị nhồi máu cơ tim, chấn thương, nhiễm trùng, viêm phẫu thuật hoặc cơ thể có khối u.
– CRP:5-10 mg/L có hiện tượng nhiễm trùng hoặc có phản ứng viêm.
– CRP > 100: có thể do virus cúm và nhiễm khuẩn tăng bạch cầu đơn nhân.
– Đối với các quá trình viêm, CRP tăng trong vòng 6-12h đạt đỉnh sau 48h, mức độ tăng tỷ lệ với mức tổn thương.
– Mức CRP cao hơn bình thường không nhất thiết là đang có một vấn đề sức khỏe cần điều trị. Một số yếu tố khác có thể làm tăng mức CRP như:
● Hút thuốc lá
● Béo phì và lười vận động
● Phụ nữ ở giai đoạn sau của thai kỳ
● Sử dụng thuốc tránh thai
● Sử dụng các liệu pháp bổ sung estrogen và progesterone
3. Những đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm CRP?
Các trường hợp chỉ định xét nghiệm CRP gồm:
3.1. Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu
Nồng độ CRP tăng sau khi phẫu thuật khoảng 2 – 6 giờ, sau ngày thứ 3 sẽ giảm thấp. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật cần đặc biệt chú ý theo dõi vì có thể bị nhiễm trùng. Nếu kiểm tra thấy đúng là nhiễm trùng thì cần được điều trị bằng kháng sinh.
3.2. Phát hiện nhiễm trùng và các bệnh lý gây viêm
Qua xét nghiệm này, các bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý như viêm ruột, ung thư bạch huyết,… cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác.
3.3. Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị
Bao gồm cả điều trị ung thư và nhiễm trùng, xét nghiệm CRP đều được dùng để đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Chỉ số CRP giảm xuống cho thấy bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, cơ thể đang hồi phục
4. Cách thực hiện xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP được thực hiện bằng phương pháp lấy máu tĩnh mạch. Mẫu máu sẽ được phân tích ở phòng xét nghiệm.
Xét nghiệm CRP được thực hiện bằng phương pháp lấy máu tĩnh mạch
Xét nghiệm CRP không yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu kiêng ăn từ 6-8 tiếng trước đó
Xét nghiệm định lượng CRP đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý viêm, theo dõi lành vết thương, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
Vì vậy, nếu có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc có nguy cơ bệnh lý tim mạch, bệnh nhân nên sớm tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm nồng độ CRP và kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác.
Máy xét nghiệm sinh hóa AU480-Bệnh viện Đa khoa Hà Trung
Bệnh viện Đa khoa HàTrung là bệnh viện hạng 2 được trang hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại, đồng bộ, đội ngũ y bác sĩ đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm. Khách hàng khi lựa chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
(Nguồn: Lê Thế)