CƠN ĐAU THẮT NGỰC

0
1585
  1. Đại cương

Cơn đau thắt ngực (CĐTN) là tình trạng đau ngực hoặc cảm giác nặng ngực khó chịu do bệnh lý tim mạch vành.

Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim. Bệnh tim sẽ trở nguy hiểm khi xảy ra các cơn đau thắt ngực không ổn định.

Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh lý tim mạch

  1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân đau thắt ngực là do lưu lượng máu đến cơ tim giảm, mà máu lại mang oxy cần thiết cho các hoạt động của tim. Khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy, nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ cơ tim.

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm: cao huyết áp, hút thuốc, bệnh đái tháo đường, bệnh mỡ máu, béo phì, lười vận động, căng thẳng, người lớn tuổi (nam>45 tuổi, nữ>55 tuổi), tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch,…

  1. Triệu chứng
Triệu chứng CĐTN ổn định CĐTN không ổn định
Khởi phát Xảy ra khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi Xảy ra khi nghỉ/gắng sức nhẹ

Thường xuất hiện lúc nửa đêm khi ngủ.

Mức độ đau Cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hoặc khó chịu trong ngực, có thể kèm theo khó thở Biểu hiện đau đa dạng có thể trội lên hay thuyên giảm từng lúc hoặc kèm theo buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, mệt mỏi không giải thích được
Vị trí đau Vùng giữa ngực, sau xương ức, trước tim có thể lan lên cổ, hàm, cánh tay thường gặp nhất là lan ra bên trái Sau xương ức hay vùng trước tim, có thể lan ra vùng cổ, hàm, vùng liên bả vai, chi trên, vùng thượng vị
Thời gian đau Tự hết sau 1-5 phút Thường kéo dài hơn 20 phút. Nếu không được chữa trị, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn

 

  1. Truyền thông giáo dục sức khoẻ

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

– Có chế độ ăn hợp lý cung cấp đủ năng lượng và các vitamin cần thiết từ tinh bột (cơm, bột mì, các loại hạt,…), chất xơ và các loại vitamin (rau quả ) như: măng tây, các loại đậu, quả mọng (cà chua, nho, việt quất,…) súp lơ xanh, các loại hạt (hạt chia,…), cá, yến mạch, chocolate đen,…

– Hạn chế ăn muối (WHO khuyến cáo với người mắc bệnh tim mạch chỉ nên dùng 2,3 gam muối/người/ngày)

+ Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: mì tôm, các loại bành mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC…, các loại bánh ngọt.

+ Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối…

– Ăn ít các loại thức ăn tiêu hóa chậm đặc biệt là chất béo (đồ chiên xào rán, ngũ tạng động vật).

Ăn uống đúng giờ giấc và không nên bỏ bữa

– Lưu ý bổ sung đủ nước, không đợi khát mới uống. Nhu cầu dịch mỗi ngày khoảng 30 ml/kg cân nặng/ngày.

– Đối với người béo phì, chế độ ăn giảm từ 500 – 1.000 kcalo/ngày giúp làm giảm từ 0,5 – 1.0kg trong 1 tuần. Việc giảm cân nặng nên diễn ra từ từ và liên tục để đảm bảo an toàn.

* Lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân cao tuổi

Bệnh nhân cao tuổi thường giảm khả năng nhai, tiêu hóa, hấp thu và nhu cầu năng lượng. Người cao tuổi thường có nhiều bệnh nền, uống nhiều loại thuốc dẫn đến chán ăn và thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần lưu ý sau:

– Ăn bữa nhỏ, thường 4 – 6 bữa trong ngày

– Ăn đa dạng thực phẩm (cá, thịt nạc, trái cây, đạm từ đậu, sữa ít béo, ngũ cốc…). Ăn nhiều chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ táo bón

– Tránh ăn kiêng quá mức, dễ gây suy dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng, giảm khối cơ và hạn chế vận động

4.2. Chế độ vận động nghỉ ngơi

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, phù hợp với thể lực có thể chọn những bộ môn: yoga, tập khí công, …khoảng 30 phút/ngày. Ngủ đủ giấc, tránh stress, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ

Thực hiện tốt hướng dẫn chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi, thay đổi lối sống có lợi cho sức khoẻ.

Kịp thời báo cáo với nhân viên y tế những biểu hiện bất thường

Kiên trì điều trị

4.3. Hướng dẫn phòng bệnh và chăm sóc sau ra viện

– Từ bỏ thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ tim mạch

Bỏ hút thuốc lá giảm tỷ lệ tử vong 22 % so với nhóm tiếp tục hút thuốc lá là 15%. (theo dõi trong 5 năm)

  • Hạn chế tối đa uống rượu bia, chất kích thích (cafe, thuốc lá)

– Đối với người béo phì, chế độ ăn giảm từ 500 – 1.000 kcalo/ngày giúp làm giảm từ 0,5 – 1.0kg trong 1 tuần. Việc giảm cân nặng nên diễn ra từ từ.

– Dùng thuốc điều trị đau thắt ngực theo đúng liều và sự chỉ định của bác sĩ

– Kiểm soát và sử dụng thường xuyên thuốc tiểu đường, cao huyết áp,… (nếu mắc)

– Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tim làm việc quá sức.

– Đến bác sỹ khám theo hẹn.

* Lưu ý: Hướng dẫn xử trí khi xuất hiện cơn đau thắt ngực (trường hợp không có thuốc bên cạnh)

Bước 1: Ngồi xuống và thư giãn, buông lỏng vai và cánh tay.

Bước 2: Hít thở nhẹ nhàng bằng mũi xuống bụng, sau đó nhắm mắt lại và thở ra từ từ. Lặp lại cho đến khi cơn đau dịu di hoặc biến mất

Bước 3: Tìm cách gọi hỗ trợ.

Khi các triệu chứng đau thắt ngực tiến triển trầm trọng, kéo dài trên 15 phút và không suy giảm dù có uống thuốc và nghỉ ngơi, đây là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra. Lúc này, thời gian “vàng” đối với nhồi máu cơ tim là trong vòng 1-2 giờ, kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Bất kỳ sự chậm trễ hay trì hoãn nào cũng có thể khiến tim bị tổn thương và cướp đi tính mạng của người bệnh tức thì.

(Nguồn: Sưu tầm)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here