UỐN VÁN

0
971
  1. Đại cương

– Uốn ván là một bệnh nhiễm độc – nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani (còn gọi là trực khuẩn Nicolaier) gây nên.

– Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí → tiết ra ngoại độc tố có ái tính với hệ thần kinh → lan truyền trong cơ thể theo đường thần kinh, đường máu, bạch huyết → xâm nhập vào các sináp thần kinh cơ và trung tâm thần kinh thực vật.

Uốn ván là bệnh do trực khuẩn Clostridium tetanus gây nên

– Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là co cứng cơ và co giật trên nền co cứng.

  1. Nguyên nhân

– Trực khuẩn uốn ván

  1. Triệu chứng

3.1. Nung bệnh

Là thời gian từ khi bị vết thương cho tới khi cứng hàm.

– Trung bình 6 – 12 ngày.

– Không có triệu chứng lâm sàng.

Hình ảnh người bệnh uốn ván trong cơn co cứng

3.2. Khởi phát

Tính từ khi cứng hàm đến khi có cơn co giật đầu tiên

– Trung bình từ 2-3 ngày

– Triệu chứng đầu tiên và duy nhất là cứng hàm

– Khám: Sờ 2 bên cơ nhai co cứng. Trismus (+)

– Có khi làm mặt biến dạng, bộ mặt “già trước tuổi”.

– Toàn thân: Sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi mệt mỏi.

Thời gian nung bệnh và thời gian khởi phát càng ngắn → tiên lượng càng nặng.

3.3. Toàn phát

Có 3 biểu hiện chính.

3.3.1. Bệnh cảnh co cứng cơ

– Cứng hàm ngày càng rõ. Co cứng cơ toàn thân.

– Co cứng cơ hô hấp (dấu hiệu chẹn ngực) → phải mở khí quản cấp cứu chống suy hộ hấp.

3.3.2. Cơn co giật

– Trên nền co cứng xuất hiện các cơn co giật đặc điểm: co giật toàn thân, xuất hiện tự nhiên hoặc sau các kích thích

– Có thể xuất hiện những cơn co thắt thanh quản gây ngạt thở.

– Trong cơn co giật bệnh nhân vẫn tỉnh hoàn toàn.

3.3.3. Rối loạn cơ năng

– Nuốt khó, không nuốt được nước bọt, phải khạc

– Khó thở: Do co thắt họng và co cứng các cơ hô hấp.

– Có bệnh nhân đau vùng thượng vị do cơ bụng co cứng.

– Bí đại, tiểu tiện do co cứng các cơ thắt hậu môn, bàng quang.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

– Đặt sonde dạ dày đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ: Người lớn 2500 calo và 2,5 lít nước/24 giờ.

– Dinh dưỡng đầy đủ Protid, Glucid, Lipid, các vitamin.

Cụ thể:

– Bệnh nhân được đặt sonde dạ dày và ăn hoàn toàn qua sonde.

– Nhu cầu năng lượng trung bình: 2500 – 3000 calo/ngày

– Thức ăn: là chất lỏng, súp nghiền, cháo lọc hoặc sữa.

– Số lần ăn trong ngày: 6 – 8 bữa.

4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động

– Nằm ở phòng yên tĩnh, tránh ánh sáng, kích thích, cách biệt các phòng nhiễm trùng.

+ Tránh mọi kích thích: ánh sáng, tiếng động

+ Hạn chế việc thăm khám và tiếp xúc trực tiếp vào người bệnh nhân.

4.3. Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện.

Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh

Dùng thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).

Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

4.4.1. Ngay sau khi bị vết thương

– Cắt lọc, rửa sạch, rạch rộng, để hở vết thương.

– Tiêm ngay S.A.T 1.500 đơn vị (thử test trước khi tiêm).

– Nếu bệnh nhân đã tiêm vaccin trong vòng 5 năm trở lại thì tiêm nhắc lại một mũi, nếu bệnh nhân chưa tiêm vaccin bao giờ hoặc tiêm đã trên 3 năm thì phải tiêm đủ 3 mũi.

4.4.2. Đề phòng uốn ván rốn

– Quản lý thai nghén, tránh đẻ rơi.

– Vô trùng tuyệt đối khi đỡ đẻ, cắt rốn.

– Tiêm phòng vaccin uốn ván cho sản phụ trong 3 tháng thai cuối để có miễn dịch chủ động từ mẹ truyền sang cho con.

– Tiêm giải độc tố uốn ván nhắc lại cho trẻ sơ sinh.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here