VIÊM HỌNG

0
1180
  1. Đại cương

Viêm họng là bệnh rất hay gặp vào mùa đông nhất là khi thời tiết lạnh, là tổn thương họng có tính khuếch tán, chủ yếu là viêm niêm mạc họng do nhiễm trùng mãn tính gây ra. Bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi nhất là người già và trẻ em và  trẻ em sức đề kháng kém rất dể mắc bệnh, và rất khó đề phòng. Bệnh gây các biến chứng như: viêm họng mãn, viêm phế quản, viêm tai – mũi – họng…

Viêm họng cấp là tình trạng thành hầu họng bị viêm nhiễm, tổn thương.

  1. Nguyên nhân

Các nguyên nhân viêm họng rất phức tạp, được chia ra viêm họng do vi rút hay viêm họng do vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh là:

– Liên cầu beta tan huyết nhóm A.

– Phế cầu và hemophilus influenza.

– Tụ cầu vàng( hiếm gặp hơn).

Các nguyên nhân trên có thể gây ra các thể viêm họng đỏ, viêm họng mủ trắng, viêm loét họng, viêm họng có giả mạc…

  1. Triệu chứng.

Tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà biểu hiện triệu chứng khác nhau:

– Thấy họng khó chụi, khó nốt, đau rát trong họng.

– Khó nốt nước bọt và khi nói chuyện.

– Giọng nói bị khàn, cổ họng khô.

– Sốt  vừa (38-38,5oC), đau nhức đầu, người mệt mỏi chán ăn.

– Có các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, sổ mũi, kèm theo rét run.

– Nôn hoặc cảm giác buồn nôn.

– Ho, khạc đờm nhầy hoặc nhầy mủ.

– Niêm mạc họng tấy đỏ, vách họng sau có nổi nhiều mụn nhỏ rời rạc hoặc thành từng đám, xung quanh có nổi nhiều mạch máu, bề mặt có chất nhầy hoặc mủ.– Đau tức ngực, nhất là khi ho.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

– Xây dựng một chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, uống thêm vitamin c, nước hoa quả để nâng cáo sức đề kháng của cơ thể:

+ Uống nhiều nước có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau. Bởi nước và các chất lỏng có tác dụng giúp và giữ cổ họng của bạn được bôi trơn và ẩm ướt nên có thể nuốt dễ dàng hơn.

+ Khi bị viêm họng nên ăn các loại thức ăn mềm, các đồ ăn ở dạng lỏng có tác dụng làm giảm kích thích niêm mạc hỏng giúp giảm ho và đau họng. Các loại cháo và soup là lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân viêm họng, đau họng. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng ăn soup gà (loại bỏ da) có tác dụng làm giảm các tế bào gây viêm.

Chế độ ăn uống rất quan trọng khi điều trị viêm họng

+ Thực phẩm nên tránh khi bị viêm họng: Trước hết cần tránh những thức ăn cứng, giòn: như các loại bánh quy, ngũ cốc khô, các loại hạt, rau sống, thức ăn chiên xào hoặc nướng những thực phẩm này có thể gây kích ứng cổ họng, làm tăng tình trạng viêm đau. Các loại trái cây như: cam, bưởi, chanh có thể làm gia tăng tình trạng đau họng do những loại trái cây này có hàm lượng axit cao. Tránh ăn vặt và sử dụng các loại nước ngọt có đường vì nó có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cổ họng như: lạc, đậu phộng, các đồ cay, hoặc thức ăn quá nóng sẽ khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.Không nên sử dụng rượu và cafein vì cả hai chất này đều gây kích ứng khiến cổ họng đau hơn.

4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động

Chế độ luyện tập thể dục, thể thao, nghỉ ngơi hợp lí để nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

-Thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ đúng giờ: Thực hiện chế độ dùng thuốc  kháng sinh, giảm đau…ngày 2 lần sáng chiều đầy đủ đúng giờ.Sau khi dùng thuốc nếu có vấn đề bất thường như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,ngứa, nổi mề đay….thì báo ngay để được xử trí kịp thời.

Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh

– Mặc quần áo đủ ấm, đeo tất tay tất chân, khăn quàng cổ đủ ấm khi trời lạnh.

– Tránh tiết xúc với người mang bệnh, đeo khẩu trang khi đi ra đường, tránh khói bụi, hơi độc.

– Chế độ luyện tập thể dục, thể thao, nghỉ ngơi hợp lí để nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật.

– Kiêng rượu, bia, thuốc lá.

Khi có các dấu hiệu bất thường như đau họng, sốt, ho, chảy mũi… cần đến cơ sở y tế để được các bác sỹ khám và tư vấn kịp thời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here