CHẮP VÀ LẸO MẮT

0
1464
  1. Đại cương

Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức ở mi mắt, điều này kiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.

  1. Nguyên nhân

Lẹo mắt thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Chắp xuất hiện do có sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Nhiều khi từ lẹo có thể chuyển thành chắp (xảy ra trong trường hợp lẹo trong thoát lưu hoặc không điều trị khỏi hẳn, gây chèn ép các tuyến)

  1. Triệu chứng

Bệnh nhân bị lẹo thường sưng đỏ vùng mi mắt, ấn thấy đau bờ mi, sau hóa cứng, đồng thời bệnh nhân chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ rồi hết đau. Lẹo ở trong mi mắt diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

Khi bị chắp, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ – xám dưới kết mạc.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

* Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Thực phẩm giàu vitamin A, C: Đu đủ, cà rốt, bí đỏ, cà chua, bơ…Các thực phẩm giàu protein như: thịt lợn nạc, sữa, các loại nấm…

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

– Ngoài ra, người bệnh cần chú ý uống nhiều nước mỗi ngày (từ 2-3l) để thúc đẩy quá trình hạ nhiệt cho cơ thể, cũng như hỗ trợ việc điều trị lẹo mắt.

Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm có tính nhiệt điển hình như: thịt dê, thịt chó… sẽ khiến cơ thể bị nhiệt, gây kích ứng và sưng mẩn lên ở mụn lẹo.

Hạn chế một số đồ ăn tanh như cá, cua, mực, tôm… (hay còn gọi là thủy, hải sản. Trên thực tế, những loại thực phẩm này rất dễ gây dị ứng, khiến cơ thể dễ phản ứng mạnh gây mụn lẹo sưng hơn và rất lâu khỏi.

Bị chắp, lẹo không nên ăn các thực phẩm tính nhiệt

Các loại gia vị cay nóng cũng nên tránh

Không sử dụng các chất kích thích:rượu, bia, thuốc lá sẽ khiến thị lực của mắt suy giảm trong một thời gian tức thời nhất định và hơn thế nữa sẽ ảnh hưởng về sau, gây ra phản ứng của các cơ khiến người bệnh nhận thấy đau hơn, mụn lẹo sưng và mẩn đỏ.

4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trịkhoảng 3 – 5 ngày, và dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

– Phải nhỏ thuốc mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ ( 1 giọt/giờ x 10 lần/ ngày…). Không được tự ý mua thuốc nhỏ khi chưa có đơn của bác sỹ .Các lọ thuốc sau khi được sử dụng phải để nơi thoáng mát sạch sẽ, không được bỏ ngay đầu giường.

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân khác, Tránh lây truyền chéo  bệnh. Sau khi giặt khăn mặt phơi chỗ thoáng có ánh sáng mặt trời.

– Bệnh nhân không được day, dụi mắt và nặn các nốt chắp lẹo, dùng túi chườm ấm, chườm nhẹ vào vùng da tấy đỏ để làm giảm đau khó chụi cho mắt.

– Hạn chế xem điện thoại, Tivi để cho mắt không bị kích thích.

– Khi các tổn thương giảm viêm, giảm phù nề thì các bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch cho bệnh nhân.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

– Mọi người không nên đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

– Cần có các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách: đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, khi dọn dẹp nhà cửa hay lao động. Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.

– Nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi chăm sóc một người bị mụn lẹo ở mắt.

– Phụ nữ hay trang điểm, cần tẩy trang vùng mắt sạch sẽ hàng ngày, thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt cần được dùng riêng rẽ để giữ vệ sinh.

– Người bệnh tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định. Cần đến cơ sở y tế để được tư vấn tốt nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here