VIÊM GIÁC MẠC 

0
641
  1. Đại cương

Giác mạc là lớp mô mỏng trong suốt nằm phía trước con ngươi, là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua giúp mắt nhận thấy. Viêm loét giác mạc là khi giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng gây phản ứng viêm. Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn, thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.

Hình ảnh viêm giác mạc

  1. Nguyên nhân

Viêm giác mạc nông: Tác nhân chủ yếu do virus như Herpes, Zona, Adenovirus. Hoặc do sự rối loạn sự chế tiết nước mắt(khô mắt), hở mi, nhiễm độc.

Viêm giác mạc sâu: Tác nhân gây bệnh thường theo đường máu, có thể do lao, giang mai, phong, virus…

Viêm giác mạc sợi: Thường do bệnh nhân bị khô mắt có thể do tiêu hao nhiều nước mắt (Thường xuyên thức đêm, mất ngủ, mắt nhắm không kín do liệt VII, hở mi…), do không sản xuất đủ nước mắt (thiếu vitamin A, dị ứng thuốc, một số loại thuốc tra mắt….)

Nguyên nhân gây viêm giác mạc

Dùng kính áp tròng không đúng cách cũng gây nên viêm giác mạc

  1. Triệu chứng

– Người bệnh thấy khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác có dị vật trong mắt.

– Đau nhức âm ỉ trong mắt, cảm giác mắt nóng rát

– Chói mắt, sợ ánh sáng

– Chảy nước mắt nhiều

– Mắt đỏ, cảm giác nhìn mờ

– Sưng nề mi mắt, khó mở mắt

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

– Khi bị viêm giác mạc, người bệnh được khuyên nên ăn những thực phẩm có lợi cho mắt như: rau bina, cá hồi, cà rốt, việt quất, khoai lang, quả óc chó, bông cải xanh, dâu tây, chocolate đen, lá và rau xanh, rượu vang đỏ, đậu mắt đen. Những thực phẩm này đều có đặc điểm chung là giàu vitamin A, vitamin B, C, giàu axit béo omega – 3, beta – caroten. Đây đều là các chất cực kỳ có lợi cho mắt

– Kiêng các chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá… vì ảnh hưởng đến quá trình bệnh.

– Những loại gia vị cay, thực phẩm cay như ớt, hạt tiêu, gừng cũng cần kiêng ăn, vì chúng có thể kích thích tình trạng viêm.

– Kiêng thực phẩm sống như nem chua, gỏi… Khi bị viêm giác mạc, sức đề kháng của người bệnh giảm, bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm khuẩn nếu ăn các thực phẩm này.

4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trịkhoảng 5 – 7 ngày, có trường hợp nặng phải điều trị hàng tháng và dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

– Phải nhỏ thuốc mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ (1 giọt/giờ x 10 lần/ngày…) Không được tự ý mua thuốc nhỏ khi chưa có đơn của bác sỹ.

Vệ sinh mắt giúp phòng ngừa viêm loét giác mạc

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân khác, Tránh lây truyền chéo  bệnh. Sau khi giặt khăn mặt phơi chỗ thoáng có ánh sáng mặt trời.

– Hạn chế xem điện thoại, Tivi để cho mắt không bị kích thích

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

– Sử dụng các biện pháp bảo hộ mắt khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi…

– Sử dụng kính mát khi di chuyển ngoài đường tránh bụi và dị vật bay vào mắt.

– Dùng kính bảo vệ mắt trong trường hợp bị hở mi.

– Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm giác mạc

– Không dùng tay dụi mắt, không tư sử dụng các vật dụng để lấy dị vật, không đắp các loại thuốc lá trực tiếp vào mắt.

– Cung cấp đủ vitamin A cho mắt và thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.

– Chú ý khi sử dụng kính áp tròng vệ sinh trước và sau khi đeo kính.

Cần đi đến bệnh viện nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây về mắt: đau, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here