BỆNH SỎI THẬN

0
943
  1. Đại cương

– Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lằng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.

– Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như: giảm chức năng thận, suy thận

  1. Nguyên nhân

– Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.

– Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:

+ Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.

+ Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.

+ Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

+ Nằm một chỗ một thời gian dài.

+ Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.

+ Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, can xi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitaminD, vitamin C.

  1. Triệu chứng

– Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ sát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

– Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

– Tiểu ra máu do sự cọ sát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

– Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.

– Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.

– Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh sỏi thận có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu sảy ra.

  1. Giáo dục sức khỏe

4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng

– Thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận

+ Can xi: Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự ra tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ làm thành sỏi thận. Tuy nhiên, việc sử dụng các thực phẩm chứa canxi đúng hàm lượng quy định chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua…, giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

+ Uống thật nhiều nước: để tiểu nhiều, như vây, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát. cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao sau khi đi tiểu, nước tiểu trong là được.

Bổ sung đúng nhóm dinh dưỡng cần thiết nếu bị sỏi thận

+ Sinh tố hữu ích: vitamin B6 và vitaminA có ích cho bệnh nhân sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. VitaminA có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được hòa để chống lại sự hình thành của sỏi thận. Lượng cần thiết vào khoảng 5000 IU vitaminA và 20-30 mg vitaminB6 mỗi ngày.

+ Giảm vitamin C

Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.

– Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận:

+ Tránh ăn nhiều protein (chất đạm): Bác sĩ Brian thuộc Đại học New York( Mỹ) sau nhiều cuộc nghiên cứu cho biết: “ Giữa việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết, do làm gia tăng lượng a xit, can xi và phốt pho trong nước tiểu”. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa chừng 200g thịt cá.

+ Tạm dừng các loại thuốc: thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến bác sĩ về việc dùng kèm thuốc trị sỏi thận.

+ Hạn chế ăn muối: Cố hạn chế lượng muối ăn vào trong ngày không quá 3g. Khi ăn các loại đồ hộp, snack, dưa muối, kim chi, phomat nên xem kỹ lượng muối trên vỏ hộp.

Thực phẩm chứa nhiều oxalat cần tránh

Thực phẩm chứa nhiều purin cần tránh

+ Giảm đường, giảm mỡ.

+ Hạn chế dùng các loại nước ngọt, nước giải khát có gar, cà phê, trà đậm đặc, bia, rượu…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị sỏi thận.

4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động

– Luyện tập có thể không trực tiếp tác động có lợi đối với hệ thống thận tiết niêu. Nhưng việc luyện tập giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, thừa cân – béo phì…từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận.Đi bộ có tác dụng rất tốt đối với người bi sỏi thận.

– Béo phì dẫn đến những thay đổi trực tiếp về áp lực lọc và áp lực máu tại thận. Với người mắc bệnh thận mãn tính có kèm theo tình trạng thừa cân- béo phì cũng làm tăng tiến triển bệnh. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, tăng huyết áp, dẫn đến bệnh thận mạn tính, suy thận giai đoạn cuối. Điều trị bệnh thận ở bệnh nhân béo phì, bước đầu tiên phải giảm trọng lượng cơ thể, do đó việc luyện tập phù hợp để kiểm soát cân nặng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

– Sỏi thận cũng là một bệnh lý tiết niệu thường gặp. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hình thành, tiến triển của bệnh. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt uống ít nước, nhịn tiểu…, đặc thù công việc tĩnh tại ít vẫn động có thể là những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi. Vì vậy, các hoạt động thể lực phù hợp thậm chí không phụ thuộc vào khối lượng, cường độ hay thời gian vận động cũng có vai trò quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ sỏi thận.

4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện

– Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị

– Dùng thuốc đúng theo y lệnh, nếu có những bất thường như buồn nôn, chóng mặt, ngứa, khó thở,… báo ngay với nhân viên y tế.

– Khi có chỉ định chụp IUV thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của nhân viên y tế.

-Thay băng hàng ngày nếu có chỉ định mổ lấy sỏi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

– Theo dõi số lượng màu sắc nước tiểu qua sonde nếu đau nhiều, màu sắc nước tiểu qua sonde hồng, đỏ thì báo ngay với nhân viên y tế.

– Chế độ dinh dưỡng: Tuân thủ theo hướng dẫn trên.

– Chế độ nghỉ ngơi: Thực hiện đi lại thường xuyên trong phòng hàng ngày, nếu không có khả năng vận động thay đổi tư thế tại giường 2 lần/giờ.

4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện

– Uống nhiều nước là cách giúp phòng tránh và điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả nhất. Có thể uống nhiều lần trong ngày nhưng không nên cùng một lúc uống quá nhiều

– Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh với các cách như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên, các loại phomat; giảm lượng đường trong các bữa ăn.

– Cẩn hạn chế thực phẩm chứa nhiều can xi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê.

– Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

– Khi có các triệu chứng: đau lưng, đau vùng mạn sườn nhiều, tiểu khó, tiểu buốt… cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here