- Đại cương
Là một bệnh khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới
Nam mắc nhiều hơn nữ chiếm khoảng 4/5 bệnh nhân
Tuổi mắc bệnh thường từ 20-40 tuổi. Song có thể gặp ở người bệnh trên 70 tuổi và trẻ nhỏ
Loét hành tá tràng nhiều hơn loét dạ dày ( tỷ lệ 3/1)
– Bệnh nếu không được điều trị sớm dễ gặp phải các biến chứng: Chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm khó khăn hơn cho việc lựa chọn phương pháp điều trị.
Hình ảnh loét dạ dày, tá tràng
- Nguyên nhân
– Do vi khuẩn Helicobacter pylori
– Sử dụng thuốc: Nhóm Corticoit, nhóm thuốc giảm đau chống viêm kéo dài
– Yếu tố di truyền: có liên quan đến nhóm máu O và HLA.
– Ngoài ra nguyên nhân có thể: Chấn thương tinh thần, tâm lý, rượu, bia, thuốc lá.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
- Triệu chứng
– Đau bụng vùng thượng vị: đau ẩm ỉ không đau dữ dội,đau khi đói (loét tá tràng), đau sau khi ăn (loét dạ dày);
– Nôn: khi đau bệnh nhân có thể nôn hoặc buồn nôn;
– Ợ hơi, ợ chua;
– Ăn kém hoặc không giám ăn vì sợ đau;
– Gầy sút cân;
– Thay đổi tính, khó tính.
– Cận lâm sàng:
+ Nội soi dạ dày- tá tràng: Có hình ảnh viêm, loét.
Triệu chứng thường gặp ở người loét dạ dày, tá tràng
Biến chứng thường gặp ở người viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giáo dục sức khỏe
4.1. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
– Trong đợt đau cho ăn thức ăn mềm, lỏng (cháo, sữa, súp…),ăn nhiều bữa trong ngày, ngoài đợt đau ăn uống bình thường với những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu.
– Nên ăn nhẹ, ăn từng ít một, nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều, quá nhanh.
– Kiêng rượu, cà phê, nước trà đặc, thuốc lá, các loại gia vị, đồ ăn chua cay vì những chất này làm tăng tiết HCL như: chanh, ớt…
– Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh (khuyến cáo nhiệt độ thích hợp 40oC – 500C) tránh gây kích thích niêm mạc dạ dày.
Dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày, tá tràng
4.2. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động
Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cần chú ý, sau khi ăn bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, có chế độ làm việc hợp lý, đau nhiều nên nghỉ ngơi, khi đỡ đau làm việc nhẹ nhàng, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress tâm lý, ngủ đủ giờ 7 – 8/ngày, nên ngủ trước 23h
Nên tập lựa chọn bộ môn thể dục nhẹ nhàng như đi bô, tập yoga
4.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện
Để điều trị thành công tăng huyết áp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh
Uống thuốc đúng theo y lệnh, báo cáo với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ có điều chỉnh kịp thời (xin ý kiến bác sĩ điều trị).
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, tập luyện, thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe.
4.4. Hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện
– Có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ: nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói; hạn chế sử dụng các chất kích thích, thức ăn chiên xào, đồ mặn; không sử dụng gia vị cay quá mức, ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua.
– Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại rau xanh có màu đậm để cung cấp nguồn vitamin A,C,K, sắt… như bắp cải, cải xanh, măng tây…
– Sử dụng các thuốc có nguy cơ gây viêm dạ dày đúng theo chỉ định của bác sỹ, đúng liều lượng, đúng thời điểm.
– Khi có các biểu hiện đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ chua…nên đi khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách, không nên tự ý dùng thuốc để tránh các biến chứng của bệnh.